Mất ngủ khi mang thai – Làm sao để cải thiện

Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai kỳ của thai phụ. Vậy nguyên nhân dẫn đến mất ngủ khi mang thai và làm thế nào để mẹ bầu có giấc ngủ trọn vẹn trong thai kỳ? Hãy cùng Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.

1. Hiện tượng mất ngủ khi mang thai

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là một dạng rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng thường thấy bao gồm:

  • Khó vào giấc ngủ.
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm (mỗi lần kéo dài hơn 30 phút).
  • Dậy quá sớm.
  • Cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái sau khi thức dậy.

Phần lớn thai phụ thường trải qua tình trạng mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ, mặc dù một số người có thể mất ngủ suốt cả thai kỳ.

Mất ngủ khi mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi và kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, tình trạng này không gây hại cho thai nhi.

Mất ngủ khi mang thai
Mất ngủ là tình trạng dễ gặp ở các mẹ bầu

2. Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai

2.1. Ốm nghén

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm mẹ bầu mất ngủ. Theo nghiên cứu ốm nghén làm cho cơ thể người mẹ khó chịu, mệt mỏi nên ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày. Một số mẹ bầu trải qua giai đoạn thai nghén sẽ cải thiện được hiện tượng mất ngủ.

2.2. Thay đổi nội tiết

Khi mang thai, phụ nữ phải chịu sự thay đổi lớn về mặt nội tiết tố cơ thể. Những thay đổi này có thể làm đảo lộn nhịp sinh hoạt thường ngày của mẹ bầu. Dù một số người có thể dễ ngủ, nhưng khi mang thai, nhiều người lại gặp vấn đề mất ngủ hoặc khó ngủ sâu.

Ngoài ra, sự thay đổi về nội tiết tố cũng thường làm ảnh hưởng đến tâm trạng của các bà mẹ trong suốt thai kỳ. Các biểu hiện phổ biến bao gồm căng thẳng thường xuyên, dễ nổi nóng và tâm trạng không ổn định. Tất cả những điều này có thể góp phần làm mất ngủ khi mang thai.

2.3. Nhức mỏi, đau lưng

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ bắp thường xảy ra, đặc biệt là ở khu vực chân và bàn chân, làm gia tăng khó khăn trong việc ngủ đêm của các bà mẹ mang thai. Những thay đổi về nồng độ ure trong máu và sự thay đổi kích thước, trọng lượng cơ thể mang thai tạo ra áp lực lớn lên chân, dẫn đến tình trạng chuột rút thường xuyên. Đặc biệt là khi thai kỳ đi vào giai đoạn cuối, cơ thể phụ nữ cũng có thể gặp phải đau lưng, nhức mỏi toàn thân và đau hông, làm tăng cảm giác mệt mỏi và khó ngủ vào ban đêm.

Mất ngủ khi mang thai
Đau lưng, nhức mỏi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở các mẹ bầu

2.4. Tiểu đêm

Tiểu đêm thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ của các bà mẹ trong thai kỳ và gây khó khăn trong việc có giấc ngủ ngon và sâu. Nguyên nhân chính là do sự phát triển của thai nhi trong tử cung, khiến áp lực lên bàng quang của mẹ tăng cao và dẫn đến cảm giác tiểu nhiều lần. Điều này có thể khiến mẹ bầu phải tiểu đêm hơn 10 lần, gây ra sự mệt mỏi do giấc ngủ bị gián đoạn.

2.5. Căng thẳng trong quá trình mang thai

Khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi do mang thai, tâm trạng và tinh thần của thai phụ thường dễ bị kích động và căng thẳng hơn so với trạng thái bình thường. Những cảm xúc căng thẳng và nóng nảy trong suốt ngày có thể ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ của mẹ bầu. Những suy nghĩ và lo âu thường xuyên trước khi đi ngủ có thể làm gia tăng vấn đề mất ngủ khi mang thai.

3. Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu

Rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu mà còn tiêu cực đến quá trình sinh nở. Theo một nghiên cứu từ Đại học California, San Francisco – Mỹ, phụ nữ mang thai ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ chuyển dạ lâu hơn và có tỷ lệ sinh mổ cao hơn gấp 4-5 lần.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vấn đề về giấc ngủ trong thai kỳ có thể gây ra triệu chứng trầm cảm và tăng nguy cơ trầm cảm sau khi sinh. Mẹ bầu gặp rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng sau khi sinh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc em bé và cảm xúc của mẹ đối với con.

4. Cách khắc phục mất ngủ

Để giảm thiểu tình trạng mất ngủ khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau:

Chế độ ăn uống:

  • Tránh ăn no trước khi đi ngủ và để khoảng thời gian 2-3 tiếng giữa bữa ăn tối và giờ đi ngủ để tiêu hóa tốt hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn và nhai kỹ để tránh các vấn đề như trào ngược, ợ chua, và ợ hơi khi nằm ngủ.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt để giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Tránh uống trà, cà phê, và socola vào buổi tối.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B.
  • Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
Mất ngủ khi mang thai
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp khắc phục tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu

Thói quen sinh hoạt:

  • Điều chỉnh tư thế ngủ bằng cách nằm nghiêng về phía trái và đặt chân lên cao để giảm áp lực lên tĩnh mạch chân và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ để tạo môi trường thoải mái khi ngủ.
  • Ngâm chân trong nước ấm với gừng, muối, hoặc tinh dầu giúp cải thiện lưu thông máu và giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.
  • Thực hiện nghỉ ngơi hợp lý và không làm việc quá sức. Ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút để tăng cường sự tỉnh táo của trí não.
  • Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên để giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu, và hạn chế chuột rút.
  • Trong trường hợp bị chuột rút, có thể thực hiện động tác uốn cong và gập mạnh bàn chân xuống phía gót chân để giảm tình trạng này.

Những biện pháp này giúp cải thiện giấc ngủ và giảm thiểu các vấn đề phức tạp liên quan đến giấc ngủ khi mang thai.

Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc với nhiều năm kinh nghiệm quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành là địa chỉ rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.

 


Có thể bạn quan tâm
Xuất tinh ngược dòng có chữa được không?

Xuất tinh ngược dòng có chữa được không? Đây là mối quan tâm của nhiều...

Những ai sẽ bị xuất tinh ngược dòng

Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà nhiều nam giới có thể gặp...

Cải thiện khô hạn sau sinh

Khô hạn sau sinh là tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải,...