Nguyên nhân dẫn tới giãn tĩnh mạch thừng tinh, biến chứng và cách phòng ngừa

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là lo lắng của cánh mày râu, vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Chính vì vậy việc phát hiện được sớm là điều rất cần thiết để kiểm soát được bệnh lý tốt hơn tránh được những nguy cơ không mong muốn.

Bài viết này cung cấp thông tin về bệnh lý, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và những phương pháp phòng ngừa. Hãy cùng tìm hiểu cùng phòng khám An Phúc nhé!

1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Để hiểu rõ hơn về giãn tĩnh mạch thừng tinh(Varicocele), ta cần nắm được cấu tạo và chức năng của thừng tinh. Đây là bộ phận kết nối tinh hoàn với ổ bụng, cấu tạo của thừng tinh gồm: Mạch bạch huyết, mạch máu, một số dây thần kinh và ống dẫn tinh.

Thừng tinh làm nhiệm vụ đảm bảo quá trình trao đổi chất của tinh hoàn, nhờ vậy tinh trùng và hóc môn sinh dục nam được sản xuất đều đặn. Có thể nói, thừng tinh là bộ phận có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản nam giới.

Khi mắc phải bệnh lý này, tĩnh mạch thuộc thừng tinh có dấu hiệu giãn nở. Ở một vài trường hợp người bệnh có thể phát hiện bằng mắt thường.

Ở độ tuổi nào, nam giới cũng đều có nguy cơ mắc bệnh và chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe. Để phòng ngừa những biến chứng xấu xảy ra, nam giới cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị sớm ngay khi phát hiện.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý khá phổ biến
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý khá phổ biến

2. Dấu hiệu cơ bản khi mắc bệnh

Khi mắc bệnh thường không rõ các dấu hiệu hoặc triệu chứng ở giai đoạn đầu. Thường bệnh được phát hiện khi nam giới kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Bệnh lý làm nhiệt độ ở vùng bìu tăng ảnh hưởng đến quá trình sản sinh và chất lượng tinh trùng.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp khi mắc phải bệnh lý: 

  • Đau tinh hoàn: Đau từ mức độ nhẹ đến dữ dội. Mức độ đau nặng hơn khi cần nhiều đến sức, vào cuối ngày, nằm ngửa.
  • Vô sinh: Ở một số trường hợp mắc bệnh có thể gây vô sinh.
  • Đám rối ở bìu: Nếu bênh ở mức độ nặng hơn có thể thấy 1 khối như “túi giun” phía trên tinh hoàn.

3. Nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh chưa được xác định chính xác. Chính vì thế bệnh lý đang được xếp vào nhóm bệnh tự phát (idiopathy).

Bệnh là do không có van hoặc hệ thống van không hoạt động bình thường, vì vậy có hiện tượng trào ngược máu ở tĩnh mạch thận đi vào đám rối tĩnh mạch làm tĩnh mạch dần dần giãn rộng.

Các trường hợp tăng áp lực ổ bụng, khiến việc lưu thông máu về bên dưới kém hơn. Thậm chí ở một số trường hợp, bướu trong ổ bụng làm máu lưu thông kém hơn, ổ bụng chèn ép.

4. Tác hại mà bệnh lý mang lại

4.1. Làm teo tinh hoàn

Khi tĩnh mạch bị giãn khiến cho sự phát triển về kích thước của tinh hoàn chậm lại, khiến nó có kích thước nhỏ hơn so với bên còn lại. Đây được gọi là teo tinh hoàn.

Theo nghiên cứu, bệnh càng nặng tinh hoàn càng nhỏ.

4.2. Suy giảm chức năng sinh lý

Bệnh làm hormone sinh dục suy giảm. Khiến cho đời sống sinh dục bị ảnh hưởng.

4.3. Nhiệt độ vùng bìu tăng

Vùng bìu luôn có nhiệt độ khoảng 33-34 độ C ổn định. Giúp cho máu mang oxy từ động mạch sau khi vào nuôi dưỡng tinh hoàn. Bệnh khiến cho vùng bìu tăng khoảng 2-3 độ C. Làm ảnh hưởng chức năng sinh lý nam giới.

4.4. Nguy cơ vô sinh

Có đến khoảng 15% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh đối diện với nguy cơ bị vô sinh. Do sự tác động của bệnh ảnh hưởng tới chất lượng, số lượng tinh trùng. Cũng có thể là do nhiệt độ bìu tăng từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

5. Phòng ngừa giãn tĩnh mạch thừng tinh

5.1. Giữ vệ sinh “vùng kín”

Giữ vệ sinh vùng kín là một cách đơn giản để phòng tránh giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới. Các bệnh lý viêm nhiễm nhiễm “cậu nhỏ” nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới thừng tinh.

Ngoài ra, việc lựa chọn đồ lót từ chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát là vô cùng quan trọng.

5.2. Trang bị kiến thức về bệnh lý

Việc trang bị những kiến thức về bệnh lý sẽ tránh được những biến chứng không đáng có. Khi mắc bệnh hầu như không có triệu chứng rõ rệt. Khi gặp các triệu chứng: đau nhẹ hoặc cảm giác nặng vùng bìu, đau khi đứng lâu, làm việc nặng hoặc ngồi nhiều. Cần tới bệnh viện thăm khám và chẩn đoán.

5.3. Khám sức khỏe định kỳ

Vì việc nhận biết sớm bệnh lý là rất khó nên việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lý để kiểm soát sớm tình trạng bệnh lý.

Các trường hợp đang theo dõi, điều trị bằng phương pháp thuyên tắc tĩnh mạch, phẫu thuật cần lưu ý:

5.4. Tránh nhiệt độ nóng

Nhiệt độ nóng dễ làm các tĩnh mạch giãn nở, do đó làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh lý hơn. Vì vậy tránh tắm nước nóng, thời tiết nóng có thể giúp giảm sự khó chịu, đay ở bìu.

Lối sống lành mạnh góp phần phòng ngừa giãn tĩnh mạch thừng tinh
Lối sống lành mạnh góp phần phòng ngừa giãn tĩnh mạch thừng tinh

5.5. Duy trì lối sống lành mạnh 

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, lành mạnh góp phần cải thiện khả năng sinh sản.

5.6. Tránh khuân vác vật nặng

Các hoạt động làm tăng áp lực trong ổ bụng như nâng vác vật nặng có thể khiến giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng hơn.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin, kiến thức về bệnh lý tinh trùng yếu cũng như cách phòng tránh. Vì vậy khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe đấng mày râu cần đến các cơ sở y tế thăm khám khám và kiểm soát tình trạng sức khỏe kịp thời.

Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp bệnh lý phức tạp cho nam giới.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.

 


Có thể bạn quan tâm
Cần lưu ý như thế nào khi thẩm mỹ vùng kín

Thẩm mỹ vùng kín không chỉ mang đến sự tự tin cho phụ nữ mà...

Khí hư bã đậu là dấu hiệu bệnh lý gì?

Khí hư bã đậu là hiện tượng khí hư có màu trắng đục, kết dính...

Herpes – Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa

Herpes là bệnh nhiễm trùng do virus gây viêm loét da và niêm mạc. Có...