Ra Máu Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Ra máu trong khi mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trên thực tế có những mẹ bầu gặp phải triệu chứng này nhưng sau đó vẫn “mẹ tròn con vuông”, thai phụ đừng quá lo lắng. Hãy cùng Phòng khám chuyên phụ sản An Phúc tìm hiểu về hiện tượng này nhé.

1.Tìm hiểu về hiện tượng ra máu khi đang mang thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu khi mang thai. Đây có thể là dấu hiệu nghiêm trong trong giai đoạn thai kỳ. Thời điểm mẹ bầu ra máu khi mang thai có thể là mang thai tháng đầu hoặc những tháng trong thời gian thai kỳ.

Chảy máu trong giai đoạn đầu mang thai thường gặp hơn. Phần lớn các trường hợp mẹ bầu bị ra máu không phải là bệnh lý. Tuy nhiên, chảy máu khi mang thai giai đoạn cuối thường nghiêm trọng hơn. Khi thấu triệu chứng chảy máu trong thời gian mang thai, tốt nhất sản phụ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa, chăm sóc và điều trị kịp thời.

Ra máu trong thai kỳ làm các mẹ bầu lo lắng

2. Mẹ bầu ra máu trong thời gian thai kỳ có phổ biến không?

Có đến khoảng 15% – 25% mẹ bầu mang thai gặp hiện tượng ra máu trong ba tháng đầu của thai kỳ. Trong vòng 1 – 2 tuần sau khi thụ tinh có dấu hiệu chảy máu nhẹ hoặc lốm đốm. Cổ tử cung là khu vực có rất nhiều mạch máu phát triển trong thời gian mang thai, vì vậy cổ tử cung cũng là khu vực dễ xảy ra chảy máu nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể bị ra máu khi quan hệ tình dục, khám phụ khoa hoặc sau khi làm xét nghiệm Pap.

3. Nguyên nhân dẫn đến ra máu khi mang thai

3. 1. Ra máu báo thai.

Đây là báo hiệu mang thai sớm nhất mà mẹ bầu dễ dàng nhận biết. Khi trứng được thụ tinh tiến tới làm tổ và phát triển trên niêm mạc tử cung gây tổn thương chảy máu, ra máu âm đạo thường xuất hiện khoảng tuần thứ 10 -12. 

Lượng máu báo thai ra rất ít, thường chỉ vài giọt trong vài giờ. Máu có màu đỏ tươi hoặc đỏ thâm không có mùi hôi hay dịch nhờn, cục máu đông như máu kinh nguyệt.

Không phải thai phụ nào cũng ra máu báo thai, nếu có đâu là hiện tượng hoàn toàn bình thường mẹ bầu không nên quá lo lắng.

3. 2. Báo hiệu hiện tượng sảy thai.

Ra máu trong thời gian mang thai với số lượng nhiều, bên cạnh đó là dấu hiệu như đau quặn bụng,… Thì có thể là dấu hiệu của: thai ngoài tử cung, thai chết lưu, sảy thai,… Mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

3. 3. Do kỹ thuật của lần thăm khám thai.

Trong 1 số trường hợp khi khám thai, để kiểm tra âm đạo bác sĩ cần dùng thiết bị hoặc dùng tay đưa vào trong âm đạo. Mẹ bầu thường có cảm giác lo lắng khiến tử cung co thắt, làm quá trình kiểm tra bị ảnh hưởng, có thể gây ra chảy máu âm đạo.

ra-mau-khi-mang-thai
Khi thấy có dấu hiệu đau bụng trong thai kỳ mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế thăm khám

3. 4. Quan hệ tình dục chưa đúng cách.

Ở những tuần đầu của thai kỳ, một số mẹ bầu chưa biết mình mang thai, nên vẫn quan hệ tình dục bình thường. Mẹ bầu vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường với các tư thế an toàn và cần tránh cổ tử cung bị kích thích, vỡ mạch máu nhỏ khu vực xương chậu gây chảy máu. Hãy cùng chia sẻ với bạn đời về vấn đề này để có thể đảm bảo an toàn và sự phát triển tốt hơn cho em bé trong bụng.

3. 5. Nhiễm trùng.

Trong thời gian thai kỳ, kèm theo những thay đổi, một trong số đó là hoạt động tuyến nội tiết tăng thường gây mất cân bằng pH trong âm đạo. Do đó nấm, vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây ra viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm tử cung hoặc các bệnh lý nhiễm trùng qua đường tình dục khác. Đây là có thể gây kích thích, làm tổn thương cổ tử cung và dẫn đến chảy máu âm đạo.

3. 6. Dấu hiệu sinh non.

Ở những tháng cuối thai kỳ, hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Nếu chuyển da xuất hiện ở khoảng tuần thứ 37, thì đó có khả năng là dấu hiệu sinh non. Những dấu hiệu chuyển dạ, sinh non:

  • Tăng lượng dịch tiết âm đạo hoặc thay đổi về dịch tiết âm đạo (âm đạo trở nên ẩm ướt, nhiều chất nhầy, có thể lẫn máu) hoặc tăng lượng dịch tiết.
  • Co thắt tử cung liên tục (xảy ra 4 lần/giờ, 20 phút/lần hoặc 8 lần/giờ, liên tục trong vài giờ)
  • Có cảm thấy áp lực lên dưới bụng hoặc vùng chậu.
  • Chuột rút nhẹ ở vùng bụng, có thể kèm tiêu chảy.
  • Liên tục đau âm ỉ vùng lưng.
  • Vỡ ối (Nước ối ra một cách từ từ hoặc tháo ra rất nhiều).

4. Xử lý khi các mẹ ra máu trong quá trình thai kỳ.

Ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu lành tính, nhưng cũng có thể là dấu hiệu những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Vì thế mẹ bầu cần thăm khám với bác sĩ để được kiểm tra cụ thể, xác rõ nguyên nhân và thực hiện những lưu ý sau:

4. 1. Theo dõi lượng máu và tần suất là điều cần thiết.

Khi xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo, thai phụ cần theo dõi cả về tần suất xuất hiện, lượng máu và những đặc điểm chảy máu. Nếu lượng máu chảy nhiều, nhanh tần suất liên tục kèm theo triệu chứng đau bụng, chuột rút,… mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay lập tức. 

4. 2. Nghỉ ngơi nhiều hơn.

Những tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm với sự phát triển và an toàn của thai nhi, vì thế mẹ bầu nên hạn chế hoạt động chân tay. Mẹ bầu lưu ý không làm việc quá sức, mang vác đồ nặng, ngồi hoặc đứng lâu một tư thế. 

ra-mau-khi-mang-thai
Ngoài việc mẹ bầu thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

4. 3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Do thay đổi nội tiết, vùng kín của mẹ bầu có nguy cơ bị viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa, nhất là khi bị ra máu thai kỳ. Vì thế mẹ bầu cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, an toàn bằng dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dùng, nước muối có độ pH phù hợp. Không thụt rửa quá sâu ảnh hưởng đến sức sức khỏe cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi gặp tình trạng ra máu khi mang thai mẹ bầu không được tự ý điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở uy tín kiểm tra, chẩn đoán. 

Ngoài ra, mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe, siêu âm định kỳ để sản lọc bệnh lý, can thiệp sớm nếu có bất thường về sức khỏe.

Tại phòng khám Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc được trang bị thiết bị hiện đại bậc nhất, đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, luôn đề cao y đức, tư vấn tận tình với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm giúp quá trình mang thai của mẹ bầu trở nên an toàn và nhẹ hơn. Trong cả quá trình mang bầu, thai phụ sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, giải pháp xử lý cho sức khỏe của cả mẹ và bé.


Có thể bạn quan tâm
Cần lưu ý như thế nào khi thẩm mỹ vùng kín

Thẩm mỹ vùng kín không chỉ mang đến sự tự tin cho phụ nữ mà...

Cách khắc phục chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, gây ra cơn đau...

Ngày dự kiến sinh là gì? các tính như thế nào?

Ngày dự kiến sinh là mốc quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ bầu chuẩn...