Áp xe vú ở phụ nữ sau sinh: Nguyên nhân và cách xử lý

Bài viết dưới đây, Phòng khám chuyên Khoa Phụ Sản An Phúc sẽ cung cấp những kiến thức về áp xe vú sau sinh, nguyên nhân dẫn tới áp xe vú, dấu hiệu nhận biết ban đầu, cách xử lý khi gặp phải và những phương pháp phòng ngừa tình trạng này.

1. Áp xe vú sau sinh là gì?

Áp xe vú sau sinh là tình trạng tích tụ mủ trong vú có thể nhận thấy qua các dấu hiệu ở vú viêm sưng, đỏ, nóng, đau nhức do nhiễm trùng không kịp thời xử lý. Có khoảng 5 – 11% phụ nữ gặp phải áp xe sau sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là sau sinh từ tuần thứ 3 – 8.

Ổ áp xe có thể được hình thành trước, trong hoặc sau tuyến vú. Một ổ áp xe trải trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất viêm nhiễm, giai đoạn 2 thành ổ áp xe, giai đoạn 3 hoại tử.

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vú sau sinh, đang nuôi con bằng sữa mẹ như đau, sưng, đỏ, … mẹ cần thăm khám để kiểm tra và can thiệp sớm nhằm phòng ngừa được biến chứng không mong muốn.

Cách điều trị áp xe vú hiệu quả cho phụ nữ sau sinh, Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh áp xe vú, Áp xe vú sau sinh là gì? Nguyên nhân, Phân biệt tắc tia sữa với áp xe vú sau sinh
Hình ảnh áp xe vú sau sinh

2. Dấu hiệu phát hiện áp xe vú sau sinh

Các dấu hiệu điển hình dưới đây có thể là những biểu hiện của áp xe vú sau sinh:

  • Bầu ngực có cảm giác nóng rát, căng tức sưng đau.
  • Toàn bộ bầu ngực hoặc phần da đầu núm vú ửng đỏ.
  • Có khối chắc, cứng trên vú gây đau.
  • Núm vú thụt vào trong.
  • Từ đầu núm vú chảy  mủ trắng.
  • Lượng sữa giảm dần.
  • Có mùi hôi tanh, lẫn mủ trong sữa làm bé không thể bú.
  • Toàn thân mệt mỏi, sốt cao 38-40 độ, ăn uống kém, lạnh run người,..

3. Nguyên nhân làm cho các mẹ gặp phải áp xe vú sau sinh

Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa sau sinh do vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn sữa, thông thường là Staphylococcus aureus chủ yếu gây tình trạng áp xe vú sau sinh.

Khi bị tắc tia sữa, sữa sẽ không thể chảy được ra ngoài sẽ tạo thành cục cứng. Nhưng bên trong sữa vẫn được tiếp tục tạo ra làm căng tức ống sữa, lâu dần hình thành viêm và áp xe vú. Thời kỳ đầu sau sinh, có đến khoảng 85% các trường hợp áp xe vú do nguyên nhân này.

Sau khi sinh, nhiều phụ nữ có thể gặp phải tình trạng áp xe vú do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến mà các mẹ có thể gặp:

  • Sữa ứ đọng sữa: Sau khi bé bú xong, vẫn còn sữa dư thừa trong vú, sữa có thể bị ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
  • Bé bú mẹ không đúng cách: Khi bé ngậm đầu vú mẹ quá lâu, bú không hiệu quả hoặc làm trầy xước đầu vú, các vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm.
  • Mặc áo ngực quá chật hoặc địu bé sai cách: Áp lực từ áo ngực quá chật hoặc việc thường xuyên địu bé trước ngực có thể gây tắc tia sữa, dẫn đến áp xe vú.
  • Căng thẳng và stress: Stress và căng thẳng sau sinh có thể làm giảm mức hormone oxytocin, gây ra tắc tuyến sữa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vệ sinh không đúng cách: Việc không giữ vệ sinh vùng ngực sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng và áp xe vú.
Cách điều trị áp xe vú hiệu quả cho phụ nữ sau sinh, Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh áp xe vú, Áp xe vú sau sinh là gì? Nguyên nhân, Phân biệt tắc tia sữa với áp xe vú sau sinh
Căng thẳng stress sau sinh cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra áp xe vú

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ sinh con lần đầu, sinh con sau tuần thai thứ 41, trên 30 tuổi hoặc từng bị viêm vú gần đây có nguy cơ cao phát triển áp xe vú sau sinh.

4. Áp xe vú có nguy hiểm không?

Áp xe vú sau sinh là bệnh lý nguy hiểm nếu không kiểm soát sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con và nhiều biến chứng.

  • Mất sữa: Khi bị áp xe vú sữa mẹ bị ảnh hưởng. Sữa mẹ có thể lẫn mủ, có mùi hôi tanh làm cho bé không bú.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Ở trong những tháng đầu sau sinh khi sức khỏe chưa phục hồi có thể gặp tình trạng ổ áp xe lan rộng sang cơ quan khác và có thể biến chứng sang viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng máu làm ảnh hưởng đến tính mạng người phụ nữ.
  • Hoại tử mô vú: Nếu không được phát hiện, can thiệp sớm ổ áp xe vỡ ra làm hoại tử ở ngực dẫn đến biến chứng nặng.
  • Viêm cơ vú và có nguy cơ dẫn đến ung thư vú: Nếu mẹ có dấu hiệu hai vú to nhanh mà không đau, suy nhược và mệt mỏi toàn thân,… Cần khám sớm, sinh thiết hoặc xét nghiệm tế bào để phát hiện sớm nguy cơ ung thư.

5. Điều trị áp xe vú sau sinh

5. 1. Chẩn đoán và điều trị ban đầu

Dựa trên mức độ và tình trạng cụ thể của từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị áp xe vú sau sinh phù hợp. Nếu áp xe vú chỉ xảy ra ở một bên bầu ngực và ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước uống.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Dành thời gian nghỉ ngơi đủ giấc và giảm căng thẳng.
  • Cho bé bú ở bên ngực không bị áp xe: Điều này giúp duy trì việc cho con bú và giảm áp lực lên bầu ngực bị áp xe.
  • Massage nhẹ nhàng và hút bỏ sữa: Massage bầu ngực bị áp xe nhẹ nhàng, kết hợp với việc vắt hoặc hút bỏ sữa để làm thông tuyến sữa và giữ vệ sinh sạch sẽ bầu vú.

5. 2. Khi triệu chứng không cải thiện

Nếu các biện pháp trên không giúp cải thiện triệu chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Sử dụng kháng sinh:

Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh nhằm cải thiện triệu chứng, mẹ nhờ đó bớt đau nhức và ngăn ngừa tình trạng lan rộng viêm nhiễm. Đây là phương pháp phổ biến điều trị áp xe vú sau sinh.

Chích nặn mủ áp xe:

  • Sau khi dùng kháng sinh tình trạng áp xe không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định chích nặn mủ. Đối với những ổ áp xe nằm sâu bên trong, bác sĩ sẽ chích rạch tháo mủ và đặt ống dẫn lưu qua siêu âm mà không cần phẫu thuật.
  • Sau khi xử lý tháo mủ, bầu vú cần được vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn kết hợp sử dụng kháng sinh điều trị.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật thường được chỉ định trong những tình huống ổ áp xe lớn. Tương tự như thủ thuật chích nặn mủ áp xe, sau phẫu thuật bác sĩ đặt ống dẫn lưu nhằm dẫn lưu mủ hàng ngày, kết hợp dùng thêm thuốc kháng sinh để giảm đau.

5. 3. Chăm sóc sau điều trị

Trong quá trình điều trị áp xe vú các mẹ cần:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Tuân thủ chặt chẽ liệu trình điều trị.
  • Chú ý chăm sóc vệ sinh: Giữ vệ sinh bầu vú sạch sẽ và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm ổ áp xe tái phát hoặc có thể hình thành các ổ áp xe mới.

6. Phòng ngừa áp xe vú

Để phòng ngừa sau sinh gặp tình trạng áp xe vú các mẹ cần lưu ý:

  • Vệ sinh đầu núm vú và bầu ngực: Vệ sinh sạch sẽ đầu núm vú và bầu ngực cả trước và sau khi cho bé bú. Sử dụng khăn sạch thấm nước, làm sạch đầu nhũ hoa. Đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn từ tay lây lan sang vú.
  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và mệt mỏi để tạo nguồn sữa dồi dào cho bé.
  • Thói quen bú mẹ đúng cách: Tạo thói quen cho bé bú mẹ đúng cách. Ngay sau khi bé bú xong, các mẹ cần vắt hết  sữa còn lại  tránh tắc tia sữa gây áp xe vú.
  • Bảo vệ núm vú: Hiểu thói quen bú mẹ của bé, tránh để trầy xước hoặc rạn nứt đầu núm vú. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh.
  • Sử dụng áo ngực phù hợp: Mặc áo ngực thoải mái, chất liệu mềm mại và hạn chế địu bé trước ngực để tránh tạo áp lực lên bầu ngực.

Hy vọng những thông tin trên giúp mẹ nắm được cách phòng ngừa áp xe vú sau sinh, từ đó bảo vệ sức khỏe và tránh biến chứng nguy hiểm.

Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc tự hào với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp y tế tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 098 512 45 08 hoặc truy cập website của chúng tôi để đặt lịch trực tiếp.


Có thể bạn quan tâm
Cần lưu ý như thế nào khi thẩm mỹ vùng kín

Thẩm mỹ vùng kín không chỉ mang đến sự tự tin cho phụ nữ mà...

Tắc tia sữa sau sinh: Kiến thức cơ bản và những điều mẹ cần trang bị

Khoảng 20% phụ nữ bị tắc tia sữa sau sinh khiến cho sản phụ mệt...

Vắc-xin HPV Và Những Lưu Ý Khi Tiêm

Ngày nay, các bệnh lý do virus HPV gây ra ngày càng tăng ở thanh...