9 mốc khám thai quan trọng thai kỳ mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Mang thai là một hành trình thiêng liêng của người mẹ, các mốc khám thai giúp mẹ bầu theo dõi tình trạng và kiểm soát tình trạng sức khỏe của thai nhi. 

Vì vậy việc tuân thủ các mốc khám thai trong thai kỳ là điều mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng cần cần chú ý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cấp thông tin cho các mẹ bầu về mức độ quan trọng của khám thai và các mốc khám thai quan trọng trong hành trình làm mẹ thiêng liêng này.

1. Vai trò khám thai đúng mốc

Trong thai kỳ khám thai là việc vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ giúp mẹ bầu nắm rõ sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn (hay còn gọi các mốc tam cá nguyệt) cũng như bác sĩ đưa ra chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Để kiểm kiểm tra, phát hiện sớm bất thường của sản phụ và thai nhi, mẹ bầu sẽ được khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai,..

Theo bác sĩ, các mốc tam cá nguyệt sẽ có những xét nghiệm nhằm tầm soát, sàng lọc các nguy cơ có thể mắc phải. Vì thế, mẹ bầu tuân thủ các mốc thời gian khám thai ở các tam cá nguyệt để đảm bảo an toàn cho từng thời điểm và xử trí thai kỳ có nguy cơ cao, can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Các mốc khám thai định kỳ
Khám thai là việc vô cùng quan trọng trong thai kỳ

2. Các mốc khám thai

Hầu hết các mẹ bầu đề thắc mắc các mốc thời gian nào đi khám thai định kỳ là chính xác nhất, theo các chuyên gia có 9 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý:

2.1. Mốc 5 – 8 tuần

Lần khám thai đầu tiên đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên đi khám khoảng tuần thứ 5-8 ngay sau khi phát hiện có thai qua dấu hiệu trễ kinh, que thử thai hai vạch, hoặc các dấu hiệu mang thai sớm.

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra và xét nghiệm quan trọng:

  • Kiểm tra cân nặng và chiều cao: Để đánh giá tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Nếu chỉ số BMI quá cao, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế các biến chứng.
  • Kiểm tra huyết áp: Để xác định xem mẹ bầu có tăng huyết áp hay không, phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật.
  • Siêu âm: Kiểm tra vị trí làm tổ của phôi thai, loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra sự hiện diện của hormone hCG trong trường hợp siêu âm không rõ túi thai hoặc có dấu hiệu bất thường.
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh: Dựa trên kết quả siêu âm hoặc ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất, tùy từng trường hợp cụ thể.
  • Tiền sử bệnh lý: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để dự phòng các nguy cơ trong thai kỳ như sảy thai, sinh non, tiền sản giật, hoặc các bệnh di truyền như Down, nứt đốt sống, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Ngoài ra, tại mốc khám thai này, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết, chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tư vấn lối sống lành mạnh và những điều cần tránh khi mới mang thai cũng được đề cập để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

2.2. Mốc 8 – 10 tuần

Trong trường hợp lần khám đầu tiên bác sĩ chưa thấy phôi thai làm tổ hoặc chưa nghe được tim thai, mẹ bầu sẽ được hẹn lịch tái khám vào khoảng tuần thứ 8-10. Tại lần khám này, mẹ sẽ được kiểm tra toàn diện hơn về tình trạng phôi thai, bao gồm siêu âm tim thai để đảm bảo mọi thứ phát triển bình thường.

2.3. Mốc 11 – 13 tuần 6 ngày

Đây là mốc khám thai quan trọng giúp phát hiện và tầm soát dị tật thai nhi sớm mà bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần tuân thủ.

Khoảng thời gian từ 11 đến 13 tuần 6 ngày là giai đoạn duy nhất để đo độ mờ da gáy chính xác, nhờ đó có thể phát hiện các dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như Down, Edward, Patau và các bất thường hình thái khác. Trong lần khám này, mẹ bầu có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm máu để tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể như xét nghiệm NIPT hoặc Double test.

Nếu siêu âm phát hiện bất thường về cấu trúc của thai nhi hoặc có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao, bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện các thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối tùy trường hợp ở mốc 16 tuần để xác định chính xác tình trạng nhiễm sắc thể của thai nhi. Đây là xét nghiệm tầm soát có độ chính xác cao lên đến 99%. Nguy cơ sảy thai do chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau là rất thấp, dưới 1%, nên mẹ không cần lo lắng.

2.4. Mốc  16 – 18 tuần

Tại mốc khám thai 16-18 tuần, mẹ bầu sẽ được thực hiện các kiểm tra thường quy như cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Nếu ở lần khám thai trước mẹ bầu chưa làm xét nghiệm máu để tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể, tại đợt khám này mẹ sẽ được thực hiện Triple Test – một xét nghiệm máu thường tiến hành khi thai nhi ở tuần 16-18 để sàng lọc các bệnh lý như ở tam cá nguyệt thứ nhất, tuy nhiên độ nhạy sẽ thấp hơn. 

Những mẹ bầu có tiền sử sinh non hoặc thai kỳ có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định thêm việc đo chiều dài kênh cổ tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non.

2.5. Mốc 20 – 24 tuần

Thai kỳ từ tuần 20 – 24, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện siêu âm và các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra hình thái thai nhi, phát hiện các bất thường như hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng cơ quan và nội tạng. Bác sĩ cũng sẽ đo chiều dài kênh cổ tử cung để tầm soát nguy cơ sinh non. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối để kiểm tra chính xác hơn.

Một bước quan trọng ở mốc khám thai này là mẹ bầu sẽ được mũi đầu tiên của vắc xin ngừa uốn ván.

2.6. Mốc 24 – 28 tuần

Tại mốc khám thai 24-28 tuần, mẹ bầu sẽ trải qua các kiểm tra lâm sàng để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm để kiểm tra tăng trưởng của thai nhi, lượng nước ối và vị trí bám của nhau thai.

Một xét nghiệm quan trọng tại thời điểm này là nghiệm pháp dung nạp glucose để phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ. Nếu cần, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và có thể sử dụng thêm insulin.

Đây cũng là thời điểm mẹ bầu tiếp tục tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (Boostrix) nếu thai đã được hơn 27 tuần.

Nếu mẹ bầu bị viêm gan B, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để quyết định có cần điều trị viêm gan B nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi hay không.

2.7. Mốc 28 – 32 tuần

Sau các kiểm tra lâm sàng thường quy, từ tuần 28-32 tuổi thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm hình thái học quý III để phát hiện các bất thường khởi phát muộn ở thai nhi như đầu nhỏ, bất thường hệ thần kinh trung ương, kiểm tra tim thai và ước tính kích thước thai nhi.

Các mốc khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ đảm bảo được sức khỏe của của mẹ và thai nhi

2.8. Mốc 32 – 36 tuần

Mẹ bầu không nên bỏ lỡ mốc khám thai quan trọng từ 32-36 tuần để kiểm tra ngôi thai và sự phát triển của thai nhi. Tại giai đoạn này, mẹ bầu sẽ cần đi khám thai mỗi 2 tuần một lần. Đối với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác tùy theo tình trạng cụ thể của mẹ và bé.

2.9. Mốc 36 – 40 tuần

Lúc này, mẹ bầu sẽ được hẹn tái khám mỗi tuần để bác sĩ đánh giá sức khoẻ thai qua kết quả siêu âm và đo tim thai. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đánh giá cổ tử cung và khung chậu của mẹ để dự đoán khả năng sinh ngả âm đạo.

Ngoài 9 mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu có nguy cơ cao hoặc tiền sử biến chứng thường cần khám thai thường xuyên hơn để theo dõi sát sao. Nên chọn bác sĩ đồng hành suốt thai kỳ để can thiệp kịp thời và hiệu quả trong các tình huống cấp bách, đảm bảo quá trình sinh con an toàn và mẹ tròn con vuông.

3. Những lưu ý khi đi khám thai

Để việc thăm khám thai diễn ra thuận lợi, mẹ bầu nên lưu ý các điều sau để tránh gây mất thời gian và mệt mỏi, đặc biệt là những mẹ “tập đầu”:

  • Chọn đầm suông rộng và dép bệt êm chân để thăm khám dễ dàng hơn, giúp mẹ cảm thấy thoải mái.
  • Tránh sử dụng chất kích thích và nên nhịn ăn để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác hơn. Chuẩn bị sẵn bánh ngọt hoặc sữa để dùng trong khi chờ đợi.
  • Uống nhiều nước và nhịn đi tiểu trước khi siêu âm để hình ảnh rõ nét hơn. Đối với các lần khám sau, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các lưu ý cụ thể.
  • Đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là khi có thực hiện siêu âm đầu dò.
  • Lưu giữ hồ sơ thăm khám và các kết quả xét nghiệm trong một tập để dễ dàng mang theo ở mỗi lần khám.
  • Xin giấy xác nhận thăm khám tại cơ sở y tế để hưởng các quyền lợi thai sản từ bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm thai sản.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ nắm rõ các mốc khám thai quan trọng để không bỏ lỡ các xét nghiệm và sàng lọc dị tật thai nhi.

Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc sẽ mang đến những giải pháp tốt nhất giúp sản phụ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh nhất. 

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.

 


Có thể bạn quan tâm
Thiếu ối: Cách chăm sóc mẹ bầu và phòng ngừa

Thiếu ối là một vấn đề quan trọng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng...

Vô tinh ở nam giới là gì? Có nguy hiểm không?

Vô tinh, tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch, là một trong những...

Cách chữa tinh trùng vón cục và những lưu ý trong quá trình điều trị

Tinh trùng vón cục là một vấn đề sức khỏe sinh sản nghiêm trọng ở...