Cân Nặng Của Thai Nhi Theo Tiêu Chuẩn Mới Nhất 2024

Biết được cân nặng của thai nhi của từng giai đoạn giúp mẹ bầu có phương pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Các mẹ bầu hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản Phụ An Phúc tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sự phát triển thai nhi theo tuần

Trong giai đoạn thai kỳ, có lẽ mẹ bầu nào cũng tò mò và thắc mắc: Cân nặng của em bé trong bụng là bao nhiêu? Sự phát triển hiện tại của bé đã đạt tiêu chuẩn chưa? Thai nhi sẽ phát triển như thế nào trong tuần thời gian tiếp theo?

Thai nhi sẽ phát triển và cân nặng sẽ thay đổi không ngừng theo từng tuần. Trong từng mốc giai đoạn thai nhi sẽ có cân nặng cụ thể. Một em bé sơ sinh nếu đủ tháng sẽ có chiều dài trung bình khoảng 51,2cm (tính từ đầu tới chân) và nặng là 3.5kg.

Thai nhi càng lớn, cân nặng phát triển vùng da của mẹ như ngực, bụng, đùi sẽ bị chịu áp lực và bị căng dãn. Khi da không đủ độ đàn hồi làm cho esletin và collagen bị đứt gãy, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn da. Các mẹ bầu có thể hạn chế được tình trạng này bằng cách sử dụng các sản phẩm chống rạn da dành cho mẹ bầu.

Cân nặng của thi nhi
Sự phát triển của thai nhi là điều mà mẹ bầu luôn quan tâm

2. Cách kiểm tra của thai nhi theo từng tuần

Hiểu được quy tắc tính cân nặng và chiều dài của thai nhi sẽ giúp mẹ bầu biết được em bé trong bụng đang phát triển như thế nào? Em bé phát triển an toàn không?

Thai nhi trong bụng phát triển quá lớn hoặc quá bé sẽ có khả năng gặp phải biến chứng cao hơn so với các em bé phát triển bình thường. Việc trang bị kiến thức về cân nặng của thai nhi sẽ giúp mẹ bầu đảm bảo được sự an toàn ngay từ khi em bé vẫn còn trong bụng mẹ. Do đó việc theo dõi tính toán cân nặng là phần không thể thiếu trong việc chăm sóc thai nhi.

  • Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 19: trong bụng mẹ, em bé sẽ được đo từ đầu đến mông. Ở giai đoạn này chân của em bé sẽ uốn cong trong bào thai. Vì thế việc xác định chiều dài và cân nặng sẽ rất khó. Và chiều dài của thai nhi được đo từ chiều dài đầu mông.
  • Giai đoạn từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 32: chiều dài của thai nhi được tính từ gót chân tới đỉnh đầu. Tại thời điểm này cân nặng của thai nhi sẽ phát triển dần đều.
  • Tới giai đoạn từ tuần thứ 32 trở đi: cân nặng của thai nhi sẽ phát triển đến tối đa, đây là giai đoạn thai nhi phát triển cân nặng nhanh. Những đường nét cuối cùng của thai nhi cũng sẽ được hoàn thành trong thời kỳ này.

Trẻ sinh ra được coi là nhẹ cân khi cân nặng dưới 2500g

cân nặng của thai nhi
Quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng của thai nhi

Mỗi thai nhi đều có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng vì vậy sẽ có cân nặng khác nhau:

  • Sức khỏe của người mẹ: trong thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của em bé trong bụng. 
  • Yếu tố chủng tộc: di truyền cũng sẽ có ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
  • Chế độ dinh dưỡng: mức độ tăng cân của người mẹ có độ ảnh hưởng không nhỏ tới cận nặng của em bé trong bụng.
  • Thứ tự sinh con: Những em bé đầu lòng có xu hướng nhỏ hơn so với con thứ. Thêm vào đó khoảng cách giữa 2 lần sinh con của người mẹ sát nhau cũng ảnh hưởng tới cân nặng, con thứ có thể sẽ nhẹ cân hơn.
  • Số lượng thai nhi trong bụng người mẹ: Những mẹ bầu mang thai đôi, đa thai cân nặng của em bé trong bụng cũng sẽ thấp hơn so với những em bé thai đơn.

Theo nghiên cứu các yếu tố: tuổi của mẹ bầu, chiều cao, tình dục,…. cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé khi còn trong bụng mẹ.

4. Để cân nặng thai nhi có cân nặng tiêu chuẩn theo tuần

Cân nặng của người mẹ trong thời kỳ mang thai rất quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và cân nặng của em bé trong bụng. Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít sẽ làm cho em bé trong bụng không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đáp ứng để phát triển, em bé sẽ có nguy cơ sinh non cao. Ngược lại, trường hợp mẹ bầu tăng cân quá nhiều trong thời gian thai kỳ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Và khả năng phải sinh mổ cao hơn.

Vậy mẹ bầu cần phải đảm bảo cân nặng như thế nào là tốt nhất? Mỗi mẹ bầu thường sẽ có cân nặng khác nhau. Chúng ta sẽ tính theo số cân tăng trong thời gian thai kỳ của người mẹ. Số cân tăng giao động từ 10-12kg trong suốt thai kỳ là đủ đối với người mẹ mang thai đơn. Đối với những mẹ mang song thai tăng từ 16-20kg là tốt nhất.

Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, đối với những mẹ bầu có mức cân bình thường cân nặng được khuyến cáo tăng từ 1,5 – 2kg. Với những mẹ bầu thiếu cân thì nên tăng thêm khoảng 2,5kg, còn đối với mẹ thừa nên tăng khoảng 1kg. Bước sang giai đoạn từ 3 tháng giữa trở đi mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5kg/tuần. Với những mẹ thừa cân nên tăng từ 0,2 – 0,3kg/tuần.

Cân nặng của thai nhi
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi

Do đó, để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Tránh khả năng thai quá nhỏ dẫn đến sinh non hay quá to làm cho việc sinh đẻ trở nên khó khăn. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ bầu cần vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút/ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Trên đây là những thông tin Phòng khám Chuyên khoa Sản An Phúc chia sẻ về kiến thức sự phát triển, cân nặng của em bé khi còn đang phát triển trong bụng mẹ từ đó mẹ bầu có thể đảm bảo được sự phát triển, an toàn của em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 

Việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều không thể thiếu trong suốt thai kỳ. Tại Phòng khám Phòng Khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc được trang bị thiết bị hiện đại bậc nhất, đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, luôn đề cao y đức, tư vấn tận tình với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm giúp quá trình mang thai của mẹ bầu trở nên an toàn và nhẹ nhàng hơn. 


Có thể bạn quan tâm
Dị tật ống thần kinh thai nhi: Những thông tin cần biết

Dị tật ống thần kinh thai nhi là tình trạng bẩm sinh ảnh hưởng đến...

Phát hiện dị tật nứt đốt sống ở thai nhi: Nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phát hiện sớm

Dị tật nứt đốt sống ở thai nhi là một khiếm khuyết bẩm sinh có...

Thời điểm phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi?

Bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi là tình trạng dị tật về cấu trúc...