Đau Bụng Khi Mang Thai Những Điều Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng mẹ bầu có thể gặp trong thời gian thai kỳ. Mẹ bầu cùng tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng cụ thể của tình trạng này giúp mẹ bầu chủ động hơn nếu gặp phải.

1. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau bụng khi mang thai.

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau bụng khi mang thai ở các mẹ bầu có thể kể đến như:

1.1. Thai làm tổ trong buồng tử cung.

Giai đoạn đầu quá trình mang thai, sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng tử cung làm cho mẹ bầu đau bụng và hơi nhói hoặc đau râm ran có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên hiện tượng này là bình thường ở nhiều mẹ bầu và sẽ hết đi trong ít thời gian sau đó.

1.2. Thai nhi đạp trong bụng mẹ.

Các mẹ khi mang thai sẽ gặp hiện tượng thai nhi trong bụng đạp, đây hiện tượng bình thường cho thấy thai nhi phát triển tốt.

Đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh là lúc thành bụng của người mẹ dần trở nên căng cứng hơn. Lúc này, cảm giác đau vùng bụng dưới ở người mẹ được cảm nhận rõ nhất. Nhưng trình trạng này dần dần mất đi và không kéo dài quá lâu.

1.3. Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng.

Xây dựng chế độ ăn uống chưa phù hợp với bản thân cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Tử cung của mẹ bầu chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa.

Lượng progesterone trong quá trình mang thai tăng cao hơn. Chính điều này khiến mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém hơn, dẫn đến chứng đau bụng khi mang thai, kèm theo hiện tượng táo bón.

1.4. Thai phát triển bên ngoài tử cung.

Một số trường hợp mẹ bầu mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu đau bụng dưới. Nguyên nhân dẫn tới mang thai ngoài tử cung: hẹp tắc vòi trứng; lạc nội mạc tử cung; u nang buồng trứng; viêm nhiễm vòi trứng; chlamydia, lậu, thực hiện các phẫu thuật vùng chậu, từng nạo phá thai,….

Đau bụng dưới khi mang thai kèm theo đó là chảy máu âm đạo, là triệu chứng điển hình của tình trạng thai nhi phát triển bên ngoài tử cung.

1.5. Bong nhau thai.

Đau bụng dưới khi mang thai kèm theo hiện tượng dịch âm đạo tiết ra nhiều. Đôi khi có thể xuất hiện máu đỏ hoặc đen. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có tình trạng bong nhau thai gây ra cảm giác đau đớn vì lúc này tử cung dần trở nên căng cứng. Mẹ bầu không nên chủ quan đến nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường kể trên.

Đau bụng khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho mẹ bầu đau bụng

2. Đau bụng khi mang thai cần đi khám nếu kèm theo những triệu chứng nào 

Mẹ bầu cần thăm khám ngay khi đau bụng kèm theo các triệu chứng sau đây:

  • Cơ thể mệt mỏi, liên tục choáng váng và kèm ngất xỉu.
  • Đau đau quặn, theo từng cơn ngày càng tăng lên. Kèm xuất huyết âm đạo.
  • Buồn nôn, đi ngoài, có dịch nhầy như bã cà phê.
  • Đau bụng theo từng cơn có dấu hiệu tăng dần.

Trân đây là những triệu chứng cảnh báo có thể dẫn đến sảy thai, dọa sảy hoặc mang thai ngoài tử cung. Khi thấy các dấu hiệu trên, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

3. Những vị trí đau bụng thường gặp khi mang thai

3.1. Đau bụng trên

Mẹ bầu đau bụng trên khi mang thai gần ức có thể do các nguyên nhân như: chèn ép tử cung do thai nhi ngày càng lớn, ăn quá nhiều, cơ bắp và da bị căng ra,… Trong một số trường hợp gây nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi cần can thiệp y tế kịp thời.

3.2. Đau bụng dưới

Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu có cảm giác đau lâm râm vùng bụng dưới. Bởi lúc này thai đang làm tổ trong bụng mẹ, tình trạng này xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày rồi hết.

Trong các trường hợp cơn đau bụng dưới (một bên, có thể xảy ra ở bên trái hay bên phải) xuất hiện ở mẹ bầu với tần suất nhiều lần, cơn đau có thể giảm dần nhưng có lúc lại đau dữ dội hay đau quặn thắt kéo dài. Mẹ bầu từng bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng thường có dấu hiệu đau bụng quặn từng cơn. Sự xuất hiện các khối u sẽ khiến thai phụ gặp phải triệu chứng đau bụng dưới, quằn quại cơn đau sẽ giảm dần.

Rối loạn tiêu hóa cũng là một  trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẹ bầu đau bụng quặn theo từng cơn.

Tiền sản giật, dọa sảy thai hay mang thai ngoài dạ còn cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra đau quặn bụng dưới.

Đau bụng dưới khi mang thai
Đau bụng dưới khi mang thai

3.3. Đau bụng bên trái

Khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu được gọi là bụng trái. Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau bụng bên trái dưới bên trái là do tử cung mẹ bầu kéo dài cùng với áp lực lên dây chằng.

Cùng sự phát triển của bào thai, dây chằng bên trái. Là nguyên nhân của những cơn đau và có khi cơn đau kéo lan tới tận háng. Đây là triệu chứng thông thường mà mẹ bầu nào cũng gặp trong thời kỳ mang thai.

Đây là những thông tin kiến thức liên quan đến đau bụng trong quá trình thai kỳ mang tính chất tham khảo, không thay thế được việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để xác định chính xác tình trạng, mẹ bầu cần tới các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phương điều trị tốt nhất. 

Tại phòng khám Phòng Khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc được trang bị thiết bị hiện đại bậc nhất, đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, luôn đề cao y đức, tư vấn tận tình với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm giúp quá trình mang thai của mẹ bầu trở nên an toàn và nhẹ hơn. 

 


Có thể bạn quan tâm
Cần lưu ý như thế nào khi thẩm mỹ vùng kín

Thẩm mỹ vùng kín không chỉ mang đến sự tự tin cho phụ nữ mà...

Cách khắc phục chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, gây ra cơn đau...

Ngày dự kiến sinh là gì? các tính như thế nào?

Ngày dự kiến sinh là mốc quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ bầu chuẩn...