Chất lượng tinh trùng là yếu tố quyết định đến sự thành công trong quá trình thụ thai. Tinh trùng yếu là tình trạng tinh trùng bị giảm về chất lượng hay số lượng, và khả năng thụ thai bị suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Để xác định tình trạng tinh trùng yếu, bạn cần thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Vậy tinh trùng yếu là gì? Những dấu hiệu nhận biết là gì? Và cần làm gì để cải thiện tình trạng này? Bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Tinh trùng yếu là gì?
Tinh trùng yếu hay còn gọi tinh trùng di chuyển kém là tình trạng chất lượng tinh trùng bị suy giảm, tinh trùng không có khả năng tiếp cận với trứng làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, và có đặt điểm sau:
- Không đảm bảo số lượng tinh trùng: Ít hơn 2ml cho mỗi lần xuất tinh, mật độ của tinh trùng nhỏ hơn 20 triệu/ml.
- Tinh trùng có khả năng di chuyển kém: Với tỷ lệ tinh trùng bất động khoảng 25%, độ di chuyển nhỏ hơn 50% sau 1 giờ sau xuất tinh.
- Tinh trùng dị dạng: lớn hơn 70%. (là những tinh trùng có bất thường về hình thái, dị dạng như mất đuôi, mất đầu, đuôi cong hoặc nhiều đuôi,…)
- Hóa lỏng thấp: Tinh dịch sau xuất tinh không hóa lỏng sau 15 – 30 phút.
2. Dấu hiệu của tinh trùng yếu.
Để giúp nam giới nhận biết về những dấu hiệu của tinh trùng yếu, dưới đây là những dấu hiệu gợi ý cụ thể:
- Tinh dịch loãng: Không có độ nhớt, dính mà loãng như nước vo gạo. Đây là dấu hiệu điển hình về suy giảm chất lượng, số lượng của tinh trùng tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của nam giới.
- Tinh dịch vón cục: Xuất hiện các hạt nhỏ, trắng như hạt cơm, có cảm giác mịn như bột khi bóp vào.
- Tinh dịch đông đặc: Tình trạng hóa lỏng không diễn ra hoặc hóa lỏng một phần sau khoảng 60 phút kể từ thời điểm xuất tinh, khiến tinh trùng khó di chuyển tới gặp trứng ảnh hưởng tới thụ thai.
- Tinh dịch có màu sắc bất thường: Tinh dịch có màu xanh, vàng, nâu dấu hiệu này có khả năng nam giới có khả năng mắc các bệnh: viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, viêm mào tinh,.. kèm theo đau bụng, đau tức dương vật … đây là triệu chứng của các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục, đường tiết niệu
3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tinh trùng yếu.
Quá trình sản xuất tinh trùng cần sự hoạt động ổn định của các bộ phận như tinh hoàn, tuyến yên và vùng dưới đồi. Quá trình này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tinh trùng. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh trùng:
3.1. Do bệnh lý.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là bệnh lý có thể dẫn tới vô sinh ở nam giới, cũng là nguyên nhân gây giảm chất lượng tinh trùng.
- Bệnh tự miễn: Kháng thể sẽ làm giảm lượng tinh trùng trong cơ thể.
- Các khối u: Các khối u có là nguyên nhân mất cân bằng nội tiết, làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản; hoặc trong quá trình điều trị gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.
- Thuốc điều trị: Một số thuốc điều trị có thể gây hại trực tiếp đến quá trình sản xuất tinh trùng đồng thời làm giảm khả năng sinh sản.
- Một số nguyên nhân khác: Dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền,… đều ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
3.2. Môi trường.
- Hóa chất: Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, vật liệu sơn, dung môi hữu cơ, phơi nhiễm kéo dài với benzene, xylene, toluene,… làm tinh trùng ảnh hưởng nặng nề.
- Kim loại nặng: Phơi nhiễm với chì, các kim loại nặng khác có nguy cơ vô sinh.
- Tia xạ: Phơi nhiễm với các tia xạ có thể làm giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng sản xuất tinh trùng. Cũng cần đến vài năm để phục hồi trở lại nếu có thể.
3.3. Chế độ sinh hoạt và các nguyên nhân khác.
- Cân nặng: Béo phì tác động trực tiếp lên tinh trùng vừa làm mất cân bằng nội tiết dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.
- Đồ uống có cồn: Giảm nồng độ testosterone, làm ảnh hưởng đến tinh trùng.
- Hút thuốc: Khi hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe và sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng nặng nề.
- Tâm lý: Tác động không nhỏ tới quá trình sinh tinh.
4. Cách phòng ngừa tinh trùng yếu?
Chưa có biện pháp nào phòng ngừa tình trạng tinh trùng di chuyển kém. Tuy nhiên, có một số lưu ý có thể làm giảm tình trạng này:
- Ổn định cân nặng hợp lý: Béo phì, thừa cân thường mắc chứng rối loạn chuyển hóa dẫn đến hormone mất cân bằng. Khiến nam giới giảm ham muốn, khả năng sinh tinh giảm, rối loạn cương dương.
- Chế độ ăn uống khoa học: Trái cây, rau xanh,… những loại thực phẩm chống oxy hóa để cải thiện sức khỏe tinh trùng.
- Quan hệ tình dục an toàn: Dùng bao cao su tránh lây các bệnh lây qua đường tình dục có khả năng gây vô sinh.
- Giữ một tinh thần thoải mái: Tinh thần căng thẳng khiến hoạt động tình dục suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.
- Vận động khoa học: Các hoạt động thể chất thường xuyên một cách khoa học giúp tăng hoạt động của enzyme chống oxy hóa giúp bảo vệ tinh trùng.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe toàn diện, khả năng sinh sản.
- Hạn chế đồ uống có chứa cồn: Khi dùng sẽ làm giảm nồng độ testosterone, ảnh hưởng đến tinh trùng.
- Cẩn trọng, hạn chế và dùng biện pháp bảo vệ với những độc tố: Chì, thuốc trừ sâu và những chất độc hại có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
- Chọn những quần áo thoáng mát: Nhiệt độ của bìu cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra tinh trùng.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin, kiến thức về bệnh lý tinh trùng yếu cũng như cách phòng tránh. Vì vậy khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hay tinh dịch đấng mày râu cần đến các cơ sở y tế thăm khám khám và kiểm soát tình trạng sức khỏe kịp thời.
Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp bệnh lý phức tạp cho nam giới.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.