Tiền mãn kinh ở nữ giới – 7 dấu hiệu nhận biết

Tiền mãn kinh là gì? Những dấu hiệu tiền mãn kinh ở người phụ nữ là gì? Chị em cần làm gì khi bắt đầu gặp các dấu hiệu tiền mãn kinh? Hãy cùng Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên.

1. Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh (Perimenopause) là giai đoạn chuyển tiếp trước khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, thường diễn ra ở độ tuổi từ 45 – 55. Trong giai đoạn này, nồng độ estrogen – hormone nữ chính – bắt đầu giảm dần, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và cuối cùng là mất kinh hoàn toàn.

Giai đoạn cuối của tiền mãn kinh, khi cơ thể của phụ nữ sản xuất ngày càng ít estrogen hơn, có thể kéo dài từ vài tháng đến 4 năm.

Dấu hiệu tiền mãn kinh sớm phụ nữ cần biết, Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh, Tiền mãn kinh sớm, 7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, Triệu chứng tiền mãn kinh và cách khắc phục các rối loạn, Các dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ và cách khắc phục
Tiền mãn kinh thường diễn ra ở độ tuổi 45-55

2. Dấu hiệu của tiền mãn kinh

Dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ có thể khác nhau, phần lớn đều cảm thấy khó chịu do sự suy giảm nội tiết tố estrogen. Một số dấu hiệu tiền mãn kinh dưới đây thường gặp:

  • Bốc Hỏa: Là cảm giác nóng bừng mặt, nhiệt độ ở phần trên hoặc toàn bộ cơ thể tăng đột ngột.
  • Khó Ngủ: Cả đêm khó ngủ và đổ mồ hôi, ban ngày cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Vấn Đề Âm Đạo và Tiết Niệu: Thành âm đạo khô và mỏng hơn, quan hệ tình dục không thoải mái, dễ nhiễm khuẩn âm đạo hoặc đường tiết niệu, tiểu không tự chủ khi cười hoặc hắt hơi.
  • Thay Đổi Tâm Trạng: Gặp nhiều vấn đề về tâm trạng, thay đổi thất thường.
  • Thay Đổi Cảm Xúc Tình Dục: Giảm ham muốn, lãnh cảm, rối loạn cực khoái.
  • Loãng Xương: Mật độ xương giảm, xương mỏng và yếu hơn, dễ gãy xương và giảm chiều cao.
  • Những Thay Đổi Khác: Hay quên, khó tập trung, giảm cơ bắp, tăng tích tụ chất béo, đau nhức khớp và cơ bắp, các triệu chứng bệnh tim mạch và huyết áp.

3. Chị em cần làm khi xuất hiện các dấu hiệu tiền mãn kinh

Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có chỉ định điều trị bằng thuốc hay liệu pháp bổ sung nội tiết tố, đa phần chị em có thể khắc phục các triệu chứng khó chịu của giai đoạn này bằng những giải pháp đơn giản.

3. 1. Chú ý đến dinh dưỡng

  • Omega 3: Bổ sung qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, quả óc chó, dầu hạt cải, đậu nành và trứng có tác dụng cải thiện tâm trạng, đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mãn kinh thường gặp các vấn đề về thay đổi tâm trạng. Omega-3 không tự sản sinh trong cơ thể nhưng có thể bổ sung qua chế độ ăn uống, giúp tăng cường hàm lượng khoáng chất trong xương.
  • Protein: Ở tuổi tiền mãn kinh, khối lượng cơ bắt đầu sụt giảm, do đó cần tăng lượng protein trong khẩu phần ăn. Protein không chỉ hỗ trợ duy trì khối lượng cơ mà còn giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn, lượng đường trong máu và cân bằng lượng hormone trong cơ thể.
  • Chất xơ: Có trong các loại rau củ và các loại hạt đậu sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn và duy trì cân nặng. Điều này rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh khi tốc độ trao đổi chất bắt đầu chậm lại.
  • Canxi: Nguy cơ loãng xương tăng lên trong thời kỳ tiền mãn kinh do giảm nồng độ estrogen, dẫn đến thiếu canxi.Bổ sung canxi từ sữa, phô mai, cá hồi, đậu nành và hạnh nhân giúp ngăn chặn sự suy giảm này, duy trì khối lượng xương và ngăn ngừa loãng xương.
  • Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế cao như bánh mì trắng, mì, bánh ngọt, kẹo và kem. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật và các chế phẩm từ sữa cũng nên được hạn chế, cùng với việc tránh thức uống chứa caffeine.
Dấu hiệu tiền mãn kinh sớm phụ nữ cần biết, Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh, Tiền mãn kinh sớm, 7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, Triệu chứng tiền mãn kinh và cách khắc phục các rối loạn, Các dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ và cách khắc phục
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp chị em giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

3. 2. Lối sống khoa học

Luyện tập thường xuyên: 

  • Để giảm bớt các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, chị em nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Luyện tập không chỉ nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật mà còn cải thiện tâm trạng, giảm nguy cơ trầm cảm và các biến đổi tâm lý trong giai đoạn này.
  • Chọn các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe như đi bộ nhanh, tập aerobic, bơi lội hoặc các bài tập nâng tạ. Sau mỗi buổi tập, chú ý tập kéo giãn cơ để giảm căng thẳng cơ bắp.

Ngủ đủ giấc: 

  • Cần ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày, tạo giấc ngủ ngon và đều đặn. Ngủ đúng giờ, trước 23h, không ngủ trưa quá 30 phút và tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ hai giờ. Duy trì cân nặng ổn định với chỉ số BMI trong giới hạn bình thường để cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về tiền mãn kinh giúp các chị em trạng bị thêm kiến thức để không còn quá lo lắng khi gặp phải các dấu hiệu về tiền mãn kinh. Đồng thời giúp chị em chủ động chăm sóc bản thân để nhẹ nhàng vượt qua giai đoạn này.

Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc tự hào với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp y tế hàng đầu, đảm bảo sức khỏe cho sản phụ và trẻ sơ sinh.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 098 512 45 08 hoặc truy cập website của chúng tôi để đặt lịch trực tiếp.


Có thể bạn quan tâm
Khí hư – Dịch âm đạo có vai trò gì?

Khí hư, hay dịch âm đạo, là yếu tố không thể thiếu trong sức khỏe...

Khô âm đạo: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khô âm đạo hay khô vùng kín, là tình trạng không hiếm gặp, gây ra...

Khí hư bã đậu là dấu hiệu bệnh lý gì?

Khí hư bã đậu là hiện tượng khí hư có màu trắng đục, kết dính...