Sàng lọc ung thư cổ tử cung

1. Triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Phụ nữ trong thời kỳ tiền ung thư hoặc giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung hầu như không có biểu hiện rõ ràng. Thường các triệu chứng bệnh xuất hiện khi khối u phát triển lớn hoặc có ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể.

Các triệu chứng các chị em có thể gặp khi bị ung thư cổ tử cung:

  • Ra máu âm đạo bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn so với các chu kỳ bình thường, ra máu sau hoặc trong lúc quan hệ, chảy máu sau khi mãn kinh, ra máu sau khi khám phụ khoa hoặc khi đi vệ sinh xong.
  • Đau, có cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Đau, khó chịu ở vùng chậu hoặc vùng bụng dưới.
  • Đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần.
  • Khí hư bất thường: có mùi hôi lẫn máu.

Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung có thể bị nhầm lẫn với một vài vấn đề khác như:

  • Nhiễm trùng âm đạo.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn tiết niệu.

2. Nguyên dẫn đến ung thư cổ tử cung

Có khoảng 99,7% các ca ung thư cổ tử cung đều có sự góp mặt của virus HPV – Human Papilloma Virus (Theo WHO thống kê). Virus HPV được coi là yếu tố lớn nhất dẫn đến mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

HPV là virus có hơn 100 týp, khoảng hơn 15 týp trong nhóm có nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính cổ tử cung. Trong đó, hơn 70% trường hợp mắc bệnh ở nữ giới nguyên nhân do týp 16 và 18, tiếp đến týp 31 và 45.

Phần lớn virus HPV lây qua đường tình dục, số ít người bệnh không quan hệ chỉ tiếp xúc ngoài da vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Đa số trường hợp lây nhiễm HPV không có triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể tự khỏi sau 1 thời gian mà không cần can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm týp virus HPV có nguy cơ cao, virus có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể gây tổn thương trong cổ tử cung, lâu dần sẽ dẫn đến ung thư.

Quá trình tiến triển bệnh có thể kéo dài 10 – 15 năm, và không có triệu chứng rõ ràng. Một số quốc gia có đời sống quan hệ tình dục sớm, đang có xu hướng trẻ hóa căn bệnh này.

3. Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Với nền y khoa hiện đại và ngày càng tiến bộ ngày nay, nếu được phát hiện kịp thời bệnh ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi. Phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi và khả năng bảo tồn chức năng sinh sản ngày càng cao. Bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn thì rất khó có thể chữa trị.

Phụ thuộc vào từng giai đoạn phát hiện ung thư cổ tử cung mà tỷ lệ điều trị thành công sẽ thay đổi:

  • Giai đoạn tại chỗ: Bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, được điều trị tích cực, cơ hội sống trên 5 năm lên đến 96%.
  • Giai đoạn thứ 1: Có đến khoảng 80 – 90% tỷ lệ sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn thứ 2: Tỷ lệ sống trên 5 năm còn 50-60%.
  • Giai đoạn thứ 3: Khả năng sống trên 5 năm còn 25-35%.
  • Giai đoạn thứ 4: Ở giai đoạn này còn số chỉ còn dưới 15%.
  • Trên 90% ung thư cổ tử cung đến giai đoạn di căn sẽ tử vong trong vòng 5 năm.

Chính vì vậy, phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe, tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử. Cũng để phát hiện và chữa trị kịp thời.

4. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

4.1. Khám phụ khoa

Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dẫn đến việc bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, việc phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường được khuyến nghị khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm.

Mặc dù các phương pháp khám thông thường không thể chẩn đoán chính xác ung thư cổ tử cung, nhưng chúng giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết sự tổn thương, bất thường hoặc viêm nhiễm từ sớm. Điều này cho phép họ có khả năng nghi ngờ và chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết.

4.2. Soi cổ tử cung

Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị phóng đại chuyên dụng trong phụ khoa để quan sát khu vực cổ tử cung. Phương pháp này cho phép tạo hình ảnh phóng to 10-30 lần so với thực tế, giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết các tổn thương, bất thường khó quan sát bằng mắt thường. Bác sĩ có thể sử dụng dung dịch acid acetic 3-5% (chứng nghiệm Hinselmann) và dung dịch lugol 2% (chứng nghiệm Schiller) để xác định vị trí chính xác của các tổn thương trong cổ tử cung.

Khi phát hiện sự bất thường trong quá trình soi cổ tử cung, bác sĩ có thể lấy mẫu mô nhỏ để tiến hành sinh thiết. Mẫu mô này sau đó sẽ được nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện sự xuất hiện của các tế bào ác tính, từ đó giúp đưa ra chẩn đoán về bệnh một cách chính xác hơn.

4.3. Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV là phương pháp giúp phát hiện các chủng virus HPV có khả năng gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm được lấy từ tế bào cổ tử cung và sau đó được xử lý bằng máy phân tích để xác định sự hiện diện của virus HPV.

Mặc dù phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm HPV không đảm bảo 100% việc phát hiện ung thư, nhưng nó giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường đang tồn tại. Điều này mang lại lợi ích trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, theo dõi và điều trị kịp thời.

4.4. Xét nghiệm Pap Smear

Xét nghiệm Pap Smear, còn gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, là một phương pháp tế bào học dùng để thu thập và phân tích tế bào cổ tử cung, phát hiện tế bào ung thư sớm trước khi bệnh lan rộng.

Ngoài việc phát hiện khối u, xét nghiệm Pap Smear còn tìm ra các bất thường trong cấu trúc, hoạt động và biến đổi của tế bào cổ tử cung, từ đó xác định nguy cơ mắc bệnh từ sớm. Kết quả xét nghiệm này giúp bác sĩ lựa chọn hướng điều trị và theo dõi thích hợp cho bệnh nhân. Phương pháp lấy mẫu đơn giản và thường được thực hiện bởi các bác sĩ phụ khoa trong quá trình khám.

4.5. Xét nghiệm Thinprep

Xét nghiệm Thinprep là một cách tiến bộ trong việc xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung so với phương pháp Pap Smear truyền thống. Kỹ thuật này bắt đầu bằng việc thu thập tế bào cổ tử cung, sau đó tế bào này sẽ được rửa sạch và đưa vào một dung dịch đặc biệt trong ống Thinprep. Sau đó, mẫu này được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý tự động bằng máy Thinprep.

Phương pháp Thinprep được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác. Nó đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ phê duyệt cho nhiều chỉ định như xét nghiệm PAP, xét nghiệm HPV, xét nghiệm Chlamydia và xét nghiệm lậu cầu.

Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung này giúp giảm nguy cơ sai sót trong kết quả xét nghiệm PAP và tăng khả năng phát hiện các dấu hiệu ung thư cổ tử cung từ các biểu mô tuyến.

5. Quy trình khám tầm soát ung thư cổ tử cung tại Phòng khám An Phúc

Bước 1: Khám phụ khoa

Bạn sẽ được tiếp đón bởi các bác sĩ sản phụ khoa hàng đầu. Tại đây, bạn có thể chia sẻ về bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mà bạn đang trải qua. Dựa trên thông tin này, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định xét nghiệm phù hợp cho bạn.

Bước 2: Thực hiện xét nghiệm

Dựa theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như Pap Smear, Thinprep, hoặc một số trường hợp cần đồng kiểm tra Pap Smear và HPV hoặc Thinprep và HPV.

Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm

Sau khi xét nghiệm tế bào cổ tử cung được thực hiện, kết quả sẽ được phân tích. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả này để đưa ra chẩn đoán tình trạng của bạn và cung cấp tư vấn về các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị cần thiết.

Hiện nay, sự hỗ trợ từ các thiết bị và máy móc hiện đại giúp rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả. Thông thường, sau 2-3 ngày sau khi thực hiện lấy mẫu tế bào, bạn sẽ nhận được kết quả. Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc sẽ thông báo kết quả cho bạn qua điện thoại, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc di chuyển và đợi đến cơ sở y tế.

Dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc nhận được sự tin tưởng từ nhiều khách hàng. Chúng tôi tự hào với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, cam kết mang đến những kết quả chính xác và tin cậy. Hãy để chúng tôi chăm sóc sức khỏe của bạn – Liên hệ ngay Hotline 098 512 45 08 để biết thêm chi tiết và đặt lịch hẹn!

Đăng ký ngay