Đặt Vòng Tránh Thai

Phương pháp đặt vòng tránh thai đang được các chị em phụ nữ ưu tiên lựa chọn vì tính an toàn, đơn giản và hiệu quả mang lại.

1. Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai (Intrauterine Device – IUD) là dụng cụ hình chữ T, nhỏ được đưa vào tử cung của người phụ nữ với vai trò như vật cản, hiệu quả tránh thai trong một thời gian.

Đặt vòng tránh thai đang là phương pháp được dùng rộng rãi vì thủ thuật đơn giản, chi phí hợp lý. hiệu quả mang lại cao, an toàn hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.

2. Một số loại vòng tránh thai phổ biến hiện nay

2.1. Vòng tránh thai bằng đồng

Vòng có cấu trúc: thân plastic có quấn các vòng đồng hoặc dây đồng. Thời hạn sử dụng lên tới 10 năm. Khi dùng vòng tránh thai bằng đồng, phụ nữ sẽ gặp các phản ứng viêm do sự phóng thích liên tục của đồng vào buồng tử cung và có thể tạo ra những cơn co tử cung ngăn chặn trứng làm tổ.

2.2. Vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết chứa progesterone, làm nồng độ progesterone cao hơn nồng độ estrogen giúp ngăn chặn hoạt động của nội mạc tử cung. Đây là nguyên nhân làm cho trứng và tinh trùng không thể làm tổ ở niêm mạc tử cung. 

3. Cơ chế hoạt động

Vòng tránh thai với cơ chế tạo phản ứng viêm tại vị trí niêm mạc tử cung, làm thay đổi sinh hóa tế bào nội mạc đồng thời tạo môi trường không thuận lợi để trứng thụ tinh làm tổ.

Vòng tránh thai có chứa nội tiết hoạt động theo cơ chế: 

  • Nội tiết Progesterone làm ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung ngăn chặn hình thành làm tổ.
  • Có thể ức chế hoạt động rụng trứng.

Vòng tránh thai chữa nội tiết:

  • Nhờ sự phóng thích liên tục của đồng vào buồng tử cung, làm quá trình viêm tăng lên gây ra những cơn co tử cung ngăn sự làm tổ của trứng.
  • Sự xuất hiện của non đồng trong buồng tử cung làm thay đổi sinh hóa chất nhầy cổ tử cung, làm chất nhầy đặc lại ảnh hưởng đến quá trình di chuyển giảm khả năng sống sót của tinh trùng.

4. Đặt vòng tránh thai có nguy hiểm không?

Khi lựa chọn phương pháp tránh thai nhiều chị em thường thắc mắc về tác dụng phụ khi sử dụng. Vậy Đặt vòng tránh thai có những ưu nhược điểm như thế nào?

4.1. Ưu điểm của vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai có nhiều ưu điểm như: thủ thuật nhanh gọn, hiệu quả cao, chi phí rẻ,… đây là phương pháp khá phổ biến với chị em phụ nữ.

Hiệu quả mang lại của phương pháp lên tới 97%-99%; thao tác thủ thuật nhanh đơn giản. Đặt một lần tránh thai được nhiều năm (từ 5-10 năm); không làm ảnh hưởng tới chuyện chăn gối. Đặc biệt phương pháp có thể áp dụng cho những trường hợp chống chỉ định estrogen, không làm ảnh hưởng tới cơ chế đông máu, chuyển hóa, huyết áp hay gây ra u nội mạc tử cung.

4.2. Nhược điểm của vòng tránh thai

Bên cạnh những ưu điểm vòng tránh thai mang lại, phương pháp này có một số hạn chế sau:

  • Có khả năng chị em đối diện với việc bị rong huyết trong vào chu kỳ đầu.
  • Chị em vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục: giang mai, lậu,…
  • Các triệu chứng có thể xảy ra: đau thắt bụng, đau lưng,.. do có cơn co tử cung, có thể tự khỏi hoặc uống thuốc giảm đau.
  • Một số trường hợp trong thời gian đầu có thể ra nhiều khí hư do phản ứng của nội mạc tử cung và giảm dần. 
  • Có đến 2-5% vòng tránh thai rơi trong 3 tháng đầu.

5. Những ai không nên đặt vòng tránh thai?

Vòng tránh thai hầu hết an toàn với hầu hết các chị em, nhưng một số trường hợp mang lại tác dụng phụ hoặc biến chứng. Chị em cần gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Các trường hợp không dùng được phương pháp đặt vòng tránh thai:

  • Chị em bị xuất huyết nặng hoặc thiếu máu, mắc các bệnh đông máu, viêm nhiễm trong thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác.
  • Mắc các bệnh lý về phổi, thận, tim.
  • Viêm nội mạc tử cung.
  • Được phát hiện có dị ứng của các tế bào cổ tử cung.
  • Có dấu hiệu nghi ngờ bị u xơ bên trong tử cung, ung thư phụ khoa hoặc polyp cần phải cắt bỏ.
  • Tiền sử viêm vòi trứng hoặc đang bị viêm vòi trứng.
  • Mắc sa sinh dục độ II, III.
  • Vòng tránh thai nội tiết không nên đặt khi chị em bị ung thư vú.
  • Nếu chị em bị dị ứng đồng, rối loạn chảy máu khiến máu khó đông, bệnh Wilson không nên sử dụng vòng Paragard.

Chị em cần đến thăm khám phụ khoa để được tư vấn và lựa chọn loại vòng thích hợp nhất. 

6. Những lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai

Dưới đây là những lời khuyên giúp chị em đặt vòng tránh thai đảm bảo hiệu quả và an toàn: 

  • Tuân thủ các mốc khám phụ khoa sau khi đặt vòng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Mỗi năm cần đi khám định kỳ ít nhất 1 lần để kiểm tra vị trí của vòng, thời hạn của vòng cũng như sức khỏe phụ khoa.
  • Đi khám ngay khi gặp dấu hiệu bất thường.
  • Chú ý thời hạn của vòng tránh thai để đảm bảo sức khỏe chị em.
  • Lựa chọn các cơ sở uy tín là để được tư vấn, thực hiện vòng tránh thai.

Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc quy tụ đội ngũ y bác sĩ Sản Phụ khoa dày dặn chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn các biện pháp tránh thai tối ưu nhất tới các cặp vợ chồng. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn và hướng dẫn các chị em làm thế nào để có kế hoạch mang thai, sinh con an toàn, khỏe mạnh trong tương lai.

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline: 02422689666 – 0985124508 

Đăng ký ngay

 

 

Cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là phương pháp phổ biến được các chị em lựa chọn, hiệu quả lên đến 99%. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và rõ về phương pháp này. Bài viết dưới đây giúp trang bị kiến thức cơ bản về cấy que tránh thai, nhằm giúp các chị em tránh thai an toàn hiệu quả và tránh tác dụng phụ.

1. Cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh tránh thai là sử dụng một que có kích thước nhỏ bằng một que diêm chất liệu nhựa dẻo, mềm, mảnh có chứa hormone progestin được cấy vào dưới da cánh tay ( thường được cấy ở tay không thuận).

Progestin với tác dụng làm mỏng nội mạc tử cung và ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời ngăn chặn xâm nhập của tinh trùng bằng việc làm đặc dịch nhầy cổ tử cung khiến tinh trùng khó gặp trứng. Nếu tinh trùng gặp trứng tinh trùng này sẽ làm cho trứng đã thụ tinh khó bám vào tử cung.

2. Cơ chế hoạt động của que tránh thai

Phương pháp cấy que tránh thai giúp các chị em phụ nữ tránh khả năng mang thai dựa trên cơ chế hoạt động:

  • Ngăn quá cản quá trình rụng trứng.
  • Ngăn cản tinh trùng di chuyển vào buồng tử cung gặp trứng.

Hormone có tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung, nếu trường hợp trứng thụ tinh thành công khiến trứng đã thụ tinh cũng khó bám vào tử cung để làm tổ và phát triển thai nhi.

3. Ưu Nhược điểm của que tránh thai

Ưu điểm có thể kể đến của phương pháp cấy que tránh thai có thể kể đến như: 

  • Có thời hạn trong vòng 3 năm.
  • Hiệu quả tránh thai lên tới 99%.
  • Que tránh thai được cấy dưới da cánh tay, không dễ bị lộ đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Phù hợp với những chị em hay quên dùng thuốc tránh thai hàng ngày.
  • Phụ nữ tăng huyết áp, đái tháo đường, đang nuôi con bằng sữa mẹ, không sử dụng được thuốc tránh thai chứa Estrogen,… đề dùng dùng được phương pháp này.
  • Có thể giúp các chị em giảm lượng máu kinh và cơn đau bụng kinh.
  • Chị em khả năng mang thai ngay sau khi tháo que tránh thai. Theo thống kê khoảng 90% phụ nữ rụng trứng sau 3-4 tuần tháo que.
  • Chị em không phải lo lắng về biến chứng như các phương pháp khác. Ví dụ đặt vòng tránh thai có nguy cơ tụt vòng mang thai ngoài ý muốn, viêm nhiễm sinh dục hoặc ảnh hưởng tới cảm xúc khi quan hệ tình dục.

Song song với nhiều ưu điểm trên, que tránh thai có những hạn chế sau:

  • Chi phí cấy cấy  que tránh thai cao hơn so với chi phí đặt vòng TCu.
  • Một số tác dụng phụ khi cấy que: Dị ứng, tụ máu, que tránh thai dịch chuyển sang vị trí khác trong cơ thể,dị ứng, tụ máu, nhiễm trùng chỗ cấy que,.. 

Tuy nhiên, khả năng xảy ra những biến chứng trên là rất nhỏ, nhưng chị em cũng không nên chủ quan. Cần đến ngay các cơ sở y tế nếu nhận thất que bị cong, vùng da cấy que sưng đỏ, không sờ thấy que cấy, có dấu hiệu lạ thường.

4. Cấy que tránh thai an toàn không?

Hiện nay có rất nhiều lựa chọn về phương pháp tránh thai, vì thế tính an toàn của phương pháp luôn được các chị em đặt lên hàng đầu.

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh phương pháp cấy que ngừa thai không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn an toàn cho sức khỏe. Hầu hết các trường hợp cấy que tránh thai không gây bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào và đều an toàn. Phương pháp mang lại hiệu lên đến 99% trong thời hạn 3 năm.

Chị em cũng có thể gặp tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai, nhưng sẽ hết sau vài tháng. Chị em cần cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp.

5. Những ai nên cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai không là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người. Chị em ở các nhóm sau không nên lựa chọn phương pháp tránh thai: 

  • Có tiền sử bệnh gan nặng, ung thư vú, có huyết khối hoặc đột quỵ.
  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc bị chảy máu giữa các chu kỳ mà không rõ nguyên nhân.
  • Đang trong quá trình dùng một số loại thuốc điều trị: HIV, động kinh, lao, và các loại thuốc kháng sinh sẽ là giảm hiệu của que tránh thai mang lại.
  • Không muốn chu kỳ kinh nguyệt thay đổi hoặc xáo trộn.
  • Đang mang thai – đây cũng là điều mà chị em được yêu cầu kiểm tra trước khi cấy que.

Chị em cần thông báo với bác sĩ khi có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào về huyết khối và cần thông tin tới bác sĩ nếu có tiền sử:

  • Huyết áp cao.
  • Tiểu đường.
  • Bệnh túi mật.
  • Động kinh hoặc co giật.
  • Dị ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc sát trùng.
  • Trầm cảm.

6. Thời điểm cấy que tránh thai thích hợp nhất

Cấy que tránh thai chị em có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh tất nhiên là không nằm các nhóm đối tượng được đề cập ở mục trên. Thông thường, cấy que tránh thai được thực hiện trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh;  trong 21 ngày sau sinh con; trong 5 ngày đầu sau sảy thai.

Chị em không cần sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào nếu thực hiện cấy que tránh thai trong thời điểm trên. Nhưng nếu không đúng thời điểm, chị em cần sử dụng thêm bao cao su hỗ trợ nếu phát sinh quan hệ tình dục sau khi cấy que trong vòng 7 ngày để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Hy vọng bài viết trên giúp chị em hiểu rõ hơn về phương pháp cấy que tránh thai, từ đó giúp chị em có những lựa chọn phù hợp khi đưa ra lựa chọn phương pháp tránh thai.

Khi thực hiện cấy que tránh thai tại Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc, chị em được thăm khám, tư vấn và được bác sĩ có chuyên môn giỏi, tay nghề cao thực hiện thủ thuật. Bên cạnh đó với dịch vụ thăm khám chuyên nghiệp, tận tình giúp chị em thoải mái hơn trong quá trình thăm khám và làm thủ thuật.

Đăng ký ngay

 

 

Tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai là biện pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi từ thập niên 70 đến đầu thế kỷ này. Thuốc tránh thai dạng tiêm có hiệu quả trong vòng 3 tháng.

1. Thuốc tránh thai tiêm là gì?

Thuốc tiêm tránh thai DMPA ( Dehydro Medroxy Progesterone Acetate) là thuốc chứa lượng lớn hormone progesterone, được tiêm vào bắp và có tác dụng tránh thai trong 3 tháng/lần tiêm.

Phương pháp này dù mang lại hiệu quả tránh thai, nhưng không bảo vệ chị em khỏi nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STDs). Khi có nguy cơ nhiễm STDs, các cặp đôi cần phải bổ sung biện pháp bảo vệ như bao cao su.

2. Các loại thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm tránh thai được chia thành 2 nhóm chính: 

  • Nhóm I: Thành phần bao gồm progestin và estrogen.
  • Nhóm II: Thành phần có progestin. Nhóm II được chia thành hai loại DMPA ( Depot Medroxyprogesterone Acetate và NETEN (Norethindrone Enanthate), trong đó loại DMPA được phép và khuyến khích dùng từ năm 1990 đến nay đã triển khai ở hầu hết tỉnh thành nước ta.

Tiêm thuốc tránh thai được tiêm ở bắp. Thời gian tác dụng của thuốc sẽ phụ thuộc vào loại thuốc. Để đạt hiệu quả tránh thai chị em cần phải tiêm thuốc định kỳ.

3. Tiêm thuốc tránh thai có an toàn hay không?

3.1. Những ưu điểm khi dùng biện pháp tiêm thuốc tránh thai

Tiêm thuốc ngừa thai là biện pháp tránh thai hiệu quả cao và tác dụng với thời gian lâu dài. Các ưu điểm mà phương pháp này mang lại:

  • Hiệu quả tránh thai cao lên tới 96.9%: Có khả năng ức chế quá trình rụng trứng qua việc tạo ra progesterone, vì vậy tỷ lệ tránh thai gần như tuyệt đối.
  • Tính thuận tiện: Người sử dụng chỉ cần tiêm 1 lần có hiệu quả trong 3 tháng mà không cần phải dùng hàng ngày như thuốc dạng uống tránh thai hàng ngày.
  • Nguy cơ nhiễm trùng âm đạo giảm: So với phương pháp tránh thai bao cao su, thuốc tiêm tránh thai giúp giảm khả năng gây ra nhiễm trùng nội tiết.
  • Là biện pháp tránh thai tạm tạm thời, vẫn có thể mang thai khi hết tác dụng của thuốc.
  • An toàn cho cả phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ: Thuốc làm tăng tiết sữa và tiết vào sữa một lượng rất nhỏ (0.02-0.08μg/kg/ngày). Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có tiêm thuốc tránh thai vẫn có các chỉ số phát triển bình thường.
  • Tính an toàn cao: Thuốc tiêm tránh thai không gây rối loạn huyết áp, tim mạch. Cũng không ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và sản xuất steroid, dùng được cho những bệnh nhân bị u xơ tử cung. Thuốc có thể dùng cho phụ nữ bị bệnh van tim chưa có biến chứng. Nhưng không dùng cho phụ nữ mắc bệnh nhồi máu cơ tim hay tim mạch.

Thuốc tiêm tránh thai còn phù hợp với những phụ nữ gặp tác dụng phụ bởi estrogen trong viên tránh thai loại uống hoặc chống chỉ định với estrogen. Những phụ nữ gặp triệu chứng trước kinh nguyệt: mệt mỏi, thay đổi cảm xúc, đau bụng nhiều trong thời gian rụng trứng, tăng cân,.. đều dùng được thuốc tiêm tránh thai.

3.2. Những ai nên và không nên tiêm thuốc tránh thai?

Biện pháp tiêm thuốc tránh thai những đối tượng sau có thể sử dụng: 

  • Phụ nữ đang nuôi con từ 6 tuần tuổi trở lên bằng sữa mẹ. 
  • Phụ nữ đang ở độ tuổi sinh con, mang thai muốn tránh thai tạm thời (khoảng 2 năm).
  • Phụ nữ muốn tránh thai tiện lợi, hiệu quả mà không muốn dùng thuốc tránh thai hàng ngày và ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

Tiêm thuốc tránh thai không dùng cho những trường hợp:

  • Độ tuổi < 16 tuổi.
  • Phụ nữ dùng thuốc tránh thai gặp tác dụng phụ.
  • Phụ nữ mang thai nhưng chưa biết. Cần kiểm tra kỹ tình trạng mang thai trước khi tiêm thuốc.
  • Phụ nữ đã điều trị khỏi hoặc đang điều trị ung thư vú, ung thư buồng trứng.
  • Phụ nữ đang dùng thuốc điều trị một số bệnh: suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp, động kinh, lao, nhức đầu, trầm cảm, các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Phụ nữ đang gặp tình trạng rong huyết, nội tiết, rong kinh chưa rõ nguyên nhân.

3.3. Thời điểm thích hợp tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng ngay khi chị em tiêm trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tiêm có tác dụng ngay sau 7 ngày sau tiêm khi chị em tiêm vào những ngày khác của chu kỳ kinh.

Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc quy tụ đội ngũ y bác sĩ Sản Phụ khoa dày dặn chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn các biện pháp tránh thai tối ưu nhất tới các cặp vợ chồng. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn và hướng dẫn các chị em làm thế nào để có kế hoạch mang thai, sinh con an toàn, khỏe mạnh trong tương lai.

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline: 02422689666 – 0985124508