Khí hư – Bật mí “tình trạng sức khỏe” của vùng kín

Dịch tiết âm đạo, thường được gọi là khí hư, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bắt đầu từ khi bé gái bước vào tuổi dậy thì và kéo dài đến sau thời kỳ mãn kinh. Mặc dù đây là hiện tượng tự nhiên, nhưng sự thay đổi về số lượng hoặc màu sắc của dịch âm đạo có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Vậy làm thế nào để phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý?

1. Khí hư là gì?

Khí hư (hay còn gọi là dịch tiết âm đạo hoặc huyết trắng) là chất lỏng trong suốt, có màu trắng hoặc trắng đục, chảy ra từ âm đạo của phụ nữ. Hiện tượng này thường bắt đầu khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì và kéo dài đến thời kỳ mãn kinh. Do đó, sự xuất hiện của dịch tiết âm đạo được xem là dấu hiệu cho thấy những thay đổi trong cơ quan sinh dục nữ giới.

Lượng dịch tiết âm đạo có thể khác nhau tùy theo độ tuổi và nồng độ hormone trong cơ thể mỗi người. Số lượng, mùi và màu sắc của dịch âm đạo cũng có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Cụ thể:

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Trước khi rụng trứng, cơ thể nữ giới sẽ sản xuất nhiều khí hư hơn để giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển đến gặp trứng. Vì vậy, chị em sẽ thấy dịch âm đạo xuất hiện nhiều vào những ngày này.
  • Hoạt động tình dục: Dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn khi phụ nữ quan hệ tình dục hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa Estrogen.
  • Mang thai: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cũng sẽ tiết nhiều dịch âm đạo hơn so với trước khi mang thai.
  • Mãn kinh: Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng khí hư sẽ giảm đi do sự sụt giảm nội tiết tố.
  • Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng ở âm đạo, tử cung hoặc cổ tử cung có thể khiến dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, và kèm theo đó là sự thay đổi về hình thái, màu sắc và mùi.
Khi-hu-bat-mi-tinh-trang-suc-khoe-cua-vung-kin
Màu sắc của khí hư thể hiện tình trạng sức khỏe của người phụ nữ

2. Khí hư đóng vai trò như thế nào đối với chị em phụ nữ?

Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục nữ giới, khí hư còn có nhiều chức năng quan trọng khác:

  • Làm sạch âm đạo: Mỗi ngày, âm đạo tiết ra dịch để loại bỏ các tế bào cũ còn tồn đọng, giúp giữ cho đường sinh sản sạch sẽ và khỏe mạnh.
  • Bôi trơn tự nhiên: Dịch âm đạo duy trì độ ẩm và cung cấp chất bôi trơn tự nhiên cho âm đạo và âm hộ, làm cho việc quan hệ tình dục dễ dàng và thoải mái hơn.
  • Dự đoán chu kỳ kinh nguyệt: Theo dõi lượng dịch tiết ra giúp phụ nữ nhận biết giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.
  • Phòng ngừa và chống nhiễm trùng: Hệ vi khuẩn trong âm đạo của phụ nữ độ tuổi sinh sản bao gồm vi khuẩn có lợi và có hại ở trạng thái cân bằng, sản xuất acid lactic để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Khí hư có tính axit nhẹ tạo môi trường axit tự nhiên, giúp bảo vệ âm đạo và đường tiết niệu khỏi nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cảnh báo bệnh phụ khoa: Khi dịch âm đạo có sự thay đổi về lượng, mùi và màu sắc bất thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn trong âm đạo và có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe phụ khoa.

3. Các loại khí hư thường gặp

Dựa vào tính chất, màu sắc và lượng dịch âm đạo tiết ra mỗi ngày, được phân loại thành hai loại chính: Dịch âm đạo bình thường (khí hư sinh lý) và dịch âm đạo bất thường (khí hư bệnh lý).

3. 1. Khí hư sinh lý

Dịch âm đạo sinh lý là dịch lỏng trong suốt, có màu trắng hoặc trắng đục, khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu vàng. Loại dịch tiết âm đạo này không gây ngứa ngáy hay khó chịu cho phụ nữ.

Khí hư bình thường thay đổi về số lượng, tính chất và màu sắc theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Vào đầu kỳ kinh, dịch thường khô hoặc rất ít. Ở giữa đến cuối giai đoạn nang noãn, dịch tiết âm đạo có thể có màu trắng hoặc kem. Trước và xung quanh ngày rụng trứng, khí hư trở nên trong suốt, ướt, dính và có thể kéo dài. Sau khi rụng trứng, dịch âm đạo lại khô và ít dần.

Bác sĩ Kiều Lệ Biên cũng nhấn mạnh rằng khí hư sinh lý thường không có mùi hoặc chỉ có mùi nhẹ, không gây khó chịu. Trong thời gian hành kinh, khí hư có thể lẫn với máu hoặc nước tiểu, khiến mùi thay đổi, nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chị em cần nhận biết rõ mùi đặc trưng của cơ thể mình để phân biệt tình trạng tiết dịch do sinh lý với bệnh lý.

3. 2. Khí hư bệnh lý

Dịch âm đạo bất thường hay khí hư bệnh lý có sự thay đổi về tính chất, màu sắc, mùi và số lượng so với bình thường. Đặc biệt, nếu dịch tiết ra gây ngứa ngáy hoặc rát ở âm đạo, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý phụ khoa, cần thăm khám để được điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu khác của khí hư bệnh lý bao gồm:

  • Thay đổi tính chất, có thể đặc hơn hoặc có bọt, vón cục.
  • Thay đổi màu sắc như vàng, xanh, xám hoặc có biểu hiện như có mủ.
  • mùi hôi khó chịu như mùi men hoặc mùi tanh nồng của cá ươn.
  • Gây ngứa, rát, đau nhức hoặc sưng đỏ âm đạo.
  • Có lẫn máu hoặc màu nâu nhưng không phải máu kinh nguyệt.
Khí hư là gì? Vai trò và phân loại, Khí hư là gì? Cách phân loại và nhận biết các dấu hiệu, Nhận biết khí hư bình thường và khí hư bệnh lý, Cách nhận biết khí hư bình thường và khí hư bệnh lý, Bác sĩ giúp phân biệt khí hư sinh lý và khí hư
Khi gặp khí hư bất thường chị chị em cần đi thăm khám ngay

4. Chị em gặp những dấu hiệu nào cần đi thăm khám ngay?

Dịch âm đạo bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm, bao gồm nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo do Trichomonas, hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia và lậu. Một số dấu hiệu dịch âm đạo bất thường phổ biến gồm:

  • Màu trắng đục, xám, rất hôi, đặc biệt là sau quan hệ tình dục: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Đặc, đục lợn cợn giống sữa đông, đi kèm ngứa âm đạo hoặc rát, đau khi giao hợp: Đây có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo do nấm Candida.
  • Màu xanh lá loãng hoặc vàng, có bọt, mùi tanh: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng roi Trichomonas.
  • Khí hư ở phụ nữ mãn kinh, ít, có mủ hoặc lẫn máu, kèm theo đau rát vùng kín, đau hạ vị, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt: Thường liên quan đến viêm âm đạo do thiếu nội tiết tố.
  • Nhiễm Chlamydia: Phụ nữ bị nhiễm Chlamydia thường không có triệu chứng, tuy nhiên, một số trường hợp biểu hiện viêm cổ tử cung, tiết dịch âm đạo bất thường, ra máu sau quan hệ, tiểu khó.
  • Nhiễm lậu cầu: Tương tự như Chlamydia, phụ nữ nhiễm lậu cầu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng có thể xuất hiện tiết dịch âm đạo như mủ, viêm cổ tử cung, tiểu buốt, đau khi quan hệ, đau bụng dưới. Các trường hợp nhiễm Chlamydia hoặc lậu cầu có biến chứng thường biểu hiện rầm rộ hơn như viêm vùng chậu.

Bác sĩ khuyên rằng, ngay khi phát hiện dấu hiệu khí hư bất thường, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và kiểm tra kịp thời. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, tránh để bệnh diễn tiến nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm mẹ trong tương lai.

Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc đã điều trị thành công cho rất nhiều chị em với gặp tình trạng khí hư bất thường.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.

 


Có thể bạn quan tâm
Tử cung hai sừng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tử cung hai sừng là một dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến...

Khí hư – Dịch âm đạo có vai trò gì?

Khí hư, hay dịch âm đạo, là yếu tố không thể thiếu trong sức khỏe...

Khô âm đạo: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khô âm đạo hay khô vùng kín, là tình trạng không hiếm gặp, gây ra...