Những Kiến Thức Cần Trang Bị Trong 3 Tháng Đầu Thai kỳ Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua 

3 tháng đầu thai kỳ được tính từ khi người phụ nữ thụ thai đến tuần thứ 12. Trong 3 tháng đầu khi mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi. đòi hỏi việc chăm sóc được đảm bảo. Việc lên kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và hình thành các thói quen có lợi cho việc mang thai. Điều này không những giúp cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi phát triển tốt mà còn bảo vệ thai nhi tránh khỏi những nguy cơ không mong muốn

1.Dấu hiệu nhận biết mang thai.

Khi đã có kế hoạch mang thai, người mẹ hãy luôn theo dõi sức khỏe từ khi quan hệ đến khi mang thai. Sử dụng que thử thai và các dấu hiệu cơ thể để nhận biết việc mang thai sớm giúp bảo vệ, đảm bảo sự phát triển của thai nhi một cách tốt nhất.

Nhận biết mang thai sớm giúp mẹ bầu chủ trong việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, thói quen sinh hoạt,… giúp mẹ bầu tránh khỏi những tác động không tốt tới thai nhi.

Những biểu hiện có thể phát hiện mang thai là máu báo thai, là ra máu khi chưa tới chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trễ kỳ kinh nguyệt và thi thoảng có cảm giác ngực căng tức, phần nhũ hoa chuyển sang màu sẫm hơn bình thường. Nếu có một trong những biểu hiện trên, để xác định kết quả chính xác hãy dùng que thử thai hoặc thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Những kiến thức cần trang bị khi mang thai trong 3 tháng đầu mà mẹ bầu không nên bỏ qua
Có rất nhiều mẹ bầu không biết mình mang thai trong giai đoạn đầu

2.Các mốc khám thai trong 3 tháng đầu.

3 tháng đầu tiên là thời điểm rất quan trọng trong suốt thời gian thai kỳ. Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp thì các mốc khám thai là một trong những lưu ý mà mẹ bầu cần nắm được.

2.1. Khám lần đầu tiên

Khi có những dấu hiệu ở trên, mẹ nên đi khám thời điểm này thai đã được 5 – 8 tuần tuổi để xác định chính xác mình có thai hay không, thai có làm tổ đúng vị trí không. Trong lần khám đầu tiên này mẹ sẽ được đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, đo nồng độ HCG, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm để xác định tuổi thai và ngày dự kiến sinh.

2.2. Khám lần thứ hai

Trong trường hợp ở lần khám đầu tiên bác sĩ chưa siêu âm thấy phôi thai làm tổ hoặc chưa nghe thấy tim thai, mẹ bầu sẽ được hẹn lịch khám vào khoảng 8-10 tuần. Mẹ sẽ được kiểm tra toàn diện hơn các vấn đề phôi thai, siêu âm thai….

2.3. Khám lần thứ ba

Cột mốc lúc 11-13 tuần 6 ngày tuổi cực kỳ quan trọng giúp phát hiện, tầm soát dị tật thai nhi đầu tiên mà các bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu cần khám đúng lịch. Mốc thời gian này kết quả đo độ mờ da gáy mới có ý nghĩa, nhờ đó phát hiện được dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể như: Patau, Down, Edward và các bất thường hình thái học học khác … Mẹ bầu có thể được chỉ định làm các xét nghiệm máu để tầm soát bất thường nhiễm sắc thể thường gặp.

Nếu phát hiện hình ảnh siêu âm bất thường về cấu trúc hoặc nguy cơ bất thường về số lượng nhiễm sắc thể cao bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện các thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối tùy theo từng trường hợp.

3.Những điều cần biết để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé trong 3 tháng đầu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sảy thai phần lớn các trường hợp xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Có nhiều phụ nữ bị sảy thai mà không không biết mình đang có thai.

Việc đầu tiên cần phát hiện mình có thai sớm, điều này giúp tỷ lệ sinh con được khỏe mạnh cao hơn. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sảy thai, có thể do thai dị dạng hoặc sai lệch về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào hoặc có thể do tiền sử gia đình và bản thân. Để tránh trường hợp xấu và giảm thiểu khả năng sảy thai phụ nữ cần nắm rõ những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu này.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyên phụ nữ khi mang thai và sinh con nên cách nhau 24 tháng nhằm đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Người mẹ càng lớn tuổi sinh con càng khó, có nguy cơ dễ xảy ra các biến chứng cao hơn so với những người mẹ trẻ tuổi. Theo nghiên cứu của Đại học British Columbia, Mỹ nếu sinh con dày, với thời gian 2 lần sinh nở cách nhau là 6 tháng tỷ lệ sinh non của bé bé sau sẽ rất cao, tăng lên 59% so với việc sinh con cách nhau 18 tháng.

Vận động thể dục thể thao rất tốt cho phụ nữ mang thai, hãy chú ý mẹ bầu nên lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,.. để tăng cường sức khỏe. Và cần tránh các hoạt động mạnh, mạo hiểm như nhảy dây, chạy bộ, leo núi, các môn thể thao vận động dùng sức,..

Các mẹ bầu cần tránh những đồ uống có cafein, thuốc lá, rượu bia để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Người mẹ cần phải giữ sức khỏe để tránh các bệnh như đau bụng, truyền nhiễm, cảm lạnh.leo núi,..

Người mẹ cũng cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và bé.

4.Những dấu hiệu bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần đi khám ngay.

Bên cạnh những biểu hiện của báo hiệu mang thai hay ốm nghén. Mẹ bầu cũng nên chú ý đến những biểu hiện bất thường sau:

4.1. Nghén nặng

Ốm nghén trong 3 tháng đầu là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên nếu mẹ bầu nôn quá nhiều, mệt mỏi có thể quá trình phát triển của thai nhi đang bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi nôn nhiều, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

4.2. Tiểu buốt, tiểu rắt

Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có thể bị viêm đường tiết niệu. Mẹ bầu cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4.3. Đau bụng và ra máu

Vấn đề đau bụng và ra máu là điều mà cần chú ý trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Khi gặp vấn đề trên nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến an sự an toàn của bé và cả sức khỏe, tính mạng của người mẹ. Nguyên nhân có là do động thai, chửa ngoài dạ con, chửa trứng.

Trường hợp mẹ bầu chỉ đau bụng mà không ra máu thì mẹ cần nghỉ ngơi, tránh vận động. Nếu mẹ bầu đau bụng vừa ra máu thì đây có thể là cảnh báo nguy hiểm và cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời.

Những Kiến Thức Cần Trang Bị Khi Mang Thai Trong 3 Tháng Đầu Mà Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua
Khám thai định kỳ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

4.4. Ngứa âm đạo và ra khí hư

Khi mang thai mẹ bầu thay đổi nội tiết tố có thể dẫn tới viêm âm đạo. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài thì có thể dẫn tới sinh non hoặc sảy thai. Để tránh xảy ra tình trạng này, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến thai.

5.Chế độ dinh dưỡng an toàn cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

5.1. Nên ăn gì, uống gì?

Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ốm nghén, mệt mỏi chán ăn. Dù vậy, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ những thực phẩm tươi như các loại rau xanh, thịt, cá, đậu,…để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé.

Những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung: rau xanh, cá, đậu, thịt, cá, trứng, sữa, những loại họ đậu để bổ sung axit folic, canxi, sắt, protein, ….

5.2. Nên kiêng những loại thực phẩm nào?

3 tháng đầu chu kỳ mang thai, mẹ bầu nên tránh những thực phẩm gây co thắt tử cung như: ăn đu đủ xanh, rau ngót, dứa,… khiến cho mẹ bầu khó chịu và nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn đến sảy thai. Đặc biệt, theo dân gian khi đau bụng mẹ bầu không được dùng ngải cứu để ăn hay uống. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại quả có tính nóng: quả vải, quả nhãn. Để giúp cho não thai nhi phát triển mẹ bầu hạn chế dùng các món: măng muối. dưa chua, rau củ muối chua.

Mẹ bầu nên uống sữa tiệt trùng hơn là lựa chọn dùng sữa tươi vì sữa tươi rất dễ gây nhiễm khuẩn cho mẹ bầu và mẹ bầu nên có thói quen ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thêm vào đó trong 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu không nên uống bia rượu, nước ngọt có gas, cafe.

6.Chuẩn bị tâm lý tốt

Chuẩn bị một tâm lý tốt là quan trọng nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Vì thế mẹ bầu cần phải có một tình thần thoải mái nhất, tránh bị căng thẳng, bị stress để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nhận biết sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh những tác động mạnh gây động thai, sảy thai hoặc những biến chứng không thể kiểm soát.

Để ổn định sức khỏe của cả mẹ và bé, trong 3 tháng đầu đầu của mẹ bầu cần chú ý trang bị những kiến thức trên và chú ý những thay đổi trên cơ thể. Mẹ bầu cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ khám lại khi gặp bất thường. 

Tại phòng khám Phòng Khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc được trang bị thiết bị hiện đại bậc nhất, đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, luôn đề cao y đức, tư vấn tận tình với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm giúp quá trình mang thai của mẹ bầu trở nên an toàn và nhẹ hơn. Trong cả quá trình mang bầu, thai phụ sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, giải pháp xử lý cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

 

 

 


Có thể bạn quan tâm
Dị tật ống thần kinh thai nhi: Những thông tin cần biết

Dị tật ống thần kinh thai nhi là tình trạng bẩm sinh ảnh hưởng đến...

Phát hiện dị tật nứt đốt sống ở thai nhi: Nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phát hiện sớm

Dị tật nứt đốt sống ở thai nhi là một khiếm khuyết bẩm sinh có...

Thời điểm phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi?

Bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi là tình trạng dị tật về cấu trúc...