Hiểu rõ nấm Candida âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa

Nấm Candida âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ, do thói quen sinh hoạt và môi trường. Nhận biết sớm dấu hiệu và phòng ngừa kịp thời giúp giảm nguy cơ. Bài viết cung cấp thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Nấm Candida là gì?

Nhiễm nấm Candida là bệnh nhiễm trùng nấm men do các nấm họ Candida, chủ yếu là Candida albicans. Đây là những loại nấm phổ biến, sống trên da, vùng miệng, đường tiêu hóa và vùng sinh dục. Thường thì nấm Candida sống cân bằng với vi sinh vật khác trên cơ thể. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, nấm này có thể phát triển mạnh và gây bệnh ở nhiều bộ phận khác nhau.

Bệnh tưa miệng là biểu hiện phổ biến, ảnh hưởng đến môi, trong miệng và lưỡi. Từ nấm miệng có thể lan sang thực quản, gây viêm thực quản. Ngoài ra, các vùng da ít thoáng khí như bàn tay, vùng da ẩm ướt như vùng da dưới ngực và bàn chân cũng dễ bị nhiễm nấm Candida.

Nấm âm đạo là nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo, đặc biệt ở phụ nữ có thai và mắc tiểu đường. Nấm cũng có thể lan qua máu, gây nhiễm trùng nặng ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Dù các triệu chứng ở da, vùng miệng, thực quản và vùng sinh dục thường dễ điều trị, khi nấm Candida xâm nhập vào máu, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cần can thiệp ngay lập tức.

Hiểu rõ nấm Candida âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa
Thường thì nấm Candida sống cân bằng với vi sinh vật khác trên cơ thể

2. Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh gì?

Viêm do nấm Candida vùng kín là bệnh nhiễm nấm men gây ngứa và tiết dịch âm đạo nhiều. Thường xảy ra ở cửa âm đạo, được biết đến với các tên gọi như nhiễm nấm Candida âm đạo hay viêm nấm Candida ở âm đạo.

Thống kê cho thấy, khoảng 75% phụ nữ sẽ mắc viêm âm đạo do nấm Candida ít nhất một lần trong đời và hơn một nửa lại mắc từ hai lần trở lên. Đây là nguyên nhân gây viêm âm đạo phổ biến thứ hai, chỉ sau viêm âm đạo do vi khuẩn.

3. Nguyên nhân dẫn nhiễm nấm Candida ở âm đạo

Viêm do nấm Candida vùng kín là bệnh nhiễm nấm men gây ngứa và tiết dịch âm đạo nhiều. Thường xảy ra ở cửa âm đạo, được biết đến với các tên gọi như nhiễm nấm Candida âm đạo hay viêm nấm Candida ở âm đạo.

Thống kê cho thấy, khoảng 75% phụ nữ sẽ mắc viêm âm đạo do nấm Candida ít nhất một lần trong đời và hơn một nửa lại mắc từ hai lần trở lên. Đây là nguyên nhân gây viêm âm đạo phổ biến thứ hai, chỉ sau viêm âm đạo do vi khuẩn.

4. Dấu hiệu nhận biết

Theo nghiên cứu có khoảng 20% phụ nữ nhiễm nấm Candida vùng kín mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Những trường hợp còn lại có thể gặp những triệu chứng từ trung bình đến nặng:

  • Tiết dịch nhiều dịch âm đạo bất thường có màu trắng, vón cục và từng mảng dính vào âm đạo thành.
  • Cảm giác khó chịu do ngứa ngáy ở vùng kín.
  • Cảm giác bỏng rát, nóng ở vùng kín, đau khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục.
  • Trong các trường hợp nặng, vùng kín có thể sưng tấy, phù nề cả âm hộ, môi lớn, môi bé và lan ra cả vùng đùi và bẹn.

Ngay khi nhận thấy một trong những dấu hiệu này, phụ nữ cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc lơ là, chủ quan có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và gây biến chứng nguy hiểm.

5. Nhiễm nấm Candida dẫn đến những nguy cơ gì

Mức độ nguy hiểm của viêm âm đạo do nấm Candida phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Triệu chứng của bệnh gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc hàng ngày. Đau đớn khi quan hệ tình dục có thể làm giảm hạnh phúc hôn nhân.

Viêm âm đạo nếu không được điều trị có thể lây nhiễm nấm cho đối tác. Nam giới nhiễm nấm Candida vùng kín có thể gặp sưng đỏ và ngứa ngáy. Bệnh kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Nguy hiểm nhất, nấm Candida có thể gây nhiễm trùng máu, tắc vòi trứng và nguy cơ vô sinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và vai trò làm mẹ của người phụ nữ.

Hiểu rõ nấm Candida âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi tiểu tiện, đại tiện, quan hệ tình dục và trong ngày hành kinh giúp chị em ngăn ngừa nấm Candida

6. Phòng ngừa nấm âm đạo

Dựa trên các nguyên nhân nấm Candida âm đạo và để bảo vệ sức khỏe, chị em có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi tiểu tiện, đại tiện, quan hệ tình dục và trong ngày hành kinh.
  • Dùng các dung dịch vệ sinh có tính dịu nhẹ, nhẹ nhàng rửa bên ngoài vùng kín  và không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo.
  • Chọn quần lót vừa vặn, chất liệu thoải mái và thông thoáng, giặt riêng và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ và chung thủy. 
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần, tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị tái khám để tránh tái phát bệnh nguy hiểm.

Hy vọng bài viết đã giúp chị em hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh nấm Candida vùng kín, từ đó thay đổi lối sống và vệ sinh hàng ngày để bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi đã thành công trong điều trị nhiều trường hợp nhiễm nấm Candida.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám, vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.


Có thể bạn quan tâm
Khí hư màu nâu – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khí hư màu nâu thường khiến nhiều phụ nữ lo lắng vì có thể là...

Nước hoa vùng kín: Cách dùng an toàn

Nước hoa vùng kín giúp tăng tự tin và mang lại hương thơm dễ chịu,...

Cách vệ sinh quần lót đúng cách

Quần lót đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín của chị...