Sùi mào gà là một trong những bệnh lây qua đường tình dục do virus HPV gây ra. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, có thể lây lan nhanh và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường nếu không được điều trị nhanh chóng.
Nắm được những biểu hiện của bệnh lý sùi mào gà giúp người bệnh phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời tránh được những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Mục lục
1. Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà (có các tên gọi khác như: bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục, mụn rộp sinh dục) là bệnh rất phổ biến truyền nhiễm lây qua đường tình dục, bởi virus Human Papillomavirus (HPV). Thường bệnh sẽ biểu hiện là các nốt sùi hoặc hình dạng như cây súp lơ trên bề mặt da/niêm mạc gặp được cả nam và nữ thường mang lại cảm giác đau đớn, khó chịu.
Những triệu chứng của bệnh xuất hiện với thời gian không cố định một số người xuất hiện triệu chứng sau khi trong vòng vài tuần, nhưng cũng có người xuất hiện triệu chứng của sau vài tháng thậm chí là vài năm. Có khoảng 1 – 2% trường hợp có triệu chứng không rõ rệt, không được phát hiện làm ảnh hưởng đến việc xác định bệnh lý và có thể vô tình lây truyền cho người khác.
Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cứ 100 người hoạt động tình dục thì có 1 người bị sùi mào gà, phần lớn thuộc độ tuổi thanh thiếu niên, trên 20 tuổi.
HPV có nhiều chủng khác nhau, HPV 6 và HPV 11 là trong số những chủng gây ra sùi mào gà. Theo thống kê mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh phổ biến lây qua đường tình dục nhất.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh mào gà.
Có hơn khoảng 100 chủng virus HPV, trong đó có 30 – 40 chủng HPV ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, chỉ một số chủng gây ra sùi mào gà. Nhưng có khoảng 90% bệnh nhân mắc sùi mào gà do HPV 6 và HPV 11.
Vậy nguyên nhân bệnh mào gà là gì?
- Quan hệ tình dục không an toàn qua: hậu môn, âm đạo, miệng,…
- Tiếp xúc trực tiếp: mụn cóc sinh dục có thể lây qua khi tiếp xúc trực tiếp bộ phận sinh dục hoặc qua các vùng da có mụn cóc sinh dục của người bị bệnh.
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân, vật dụng có thể mang theo dịch mủ người bệnh lây cho người dùng sau: đồ vệ sinh cá nhân, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ chơi tình dục,…
- Từ mẹ có thể lây sang con trong quá trình sinh nở, trường hợp này rất ít.
- Có số lượng bạn tình nhiều hơn một.
- Sinh hoạt tình dục ở độ tuổi còn quá trẻ.
Việc kiểm soát nguồn lây bệnh là rất phức tạp. Vì không phải lúc nào người bị nhiễm virus sùi mào gà có biểu hiện thành triệu chứng.
3. Dấu hiệu bị sùi mào gà.
Khi nhiễm virus sùi mào gà, chúng sẽ ẩn náu tại lớp biểu mô ở tầng dưới cùng của da và không gây triệu chứng. Triệu chứng của nam giới và nữ giới có sự khác nhau thường thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài tuần cho tới vài năm. Thường, ở nam giới xuất hiện triệu chứng sớm hơn nữ giới. Đối với phụ nữ, triệu chứng bệnh không rõ ràng, phần lớn chỉ phát hiện được khi đã bước sang giai đoạn nặng.
3.1. Biểu hiện ở nam giới.
- Giai đoạn đầu: vùng da xung quanh khu vực bao quy đầu, cơ quan sinh dục, nếp gấp bẹn,…. xuất hiện các nốt đơn độc sùi mềm, hơi nhô cao, có màu hồng nhạt có màu hồng nhạt. Lúc này, rất khó nhận biết, các nốt sùi không gây khó chịu hay ngứa.
- Giai đoạn sau: Các nốt sùi có dấu hiệu phát triển, tập trung thành các mảng có đường kính lên tới vài centimet. Hình thức giống súp lơ hoặc mào gà, có cảm giác hơi ẩm ướt và mềm khi chạm vào. Bên trong có dịch nên nếu ấn mạnh sẽ làm chảy dịch ra ngoài. Nốt sùi có thể phát triển to bằng nắm tay, dịch mùi khó chịu, có máu.
3.2. Biểu hiện ở nữ giới.
Cơ quan sinh dục ở nữ giới có cấu trúc phức tạp hơn so với nam giới nên sùi mào gà phát triển thầm lặng. Khi có triệu chứng rõ ràng, bệnh đã phát triển tới giai đoạn muộn.
Thông thường, sau quan hệ tình dục khoảng 3 tuần với người mắc HPV, vùng kín nữ giới xuất hiện các nốt sùi hồng nhạt, có dịch bên trong và dễ chảy máu. Nốt sùi thường xuất hiện trên môi bé, môi lớn, âm đạo và tử cung mà không gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nếu cọ xát hay quan hệ tình dục, va chạm thì nốt sùi có thể bị vỡ, làm chảy máu và có thể bị nhiễm trùng.
Ngoài việc xuất hiện ở cơ quan sinh dục nam, nữ các nốt sùi mào gà có thể xuất hiện ở lưỡi, miệng và hậu môn của người bị bệnh. Bên cạnh đó có thể kèm theo các biểu hiện: Đau rát khi quan hệ tình dục, chán ăn, mệt mỏi,…
4. Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà đang được áp dụng.
Các biểu hiện của sùi mào gà có thể nhận biết được bằng mắt thường. Nhưng do nhầm lẫn với các bệnh ký khác nên khi phát hiện, sùi mào gà hầu hết đã chuyển sang giai đoạn nặng khiến quá trình điều trị khó khăn hơn. Nếu phát hiện được sùi mào gà giai đoạn đầu khả năng kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa tái phát cao hơn.
Các phương pháp điều trị sùi mào gà được áp dụng hiện nay:
4.1. Phương pháp nội khoa.
Dùng thuốc áp dụng hầu hết với các trường hợp sùi mào gà ở giai đoạn đầu khi u nhú bắt đầu xuất hiện. Điều trị điều trị sùi mào gà bằng phương pháp nội khoa mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc phổ biến trong việc điều trị sùi mào gà:
- Imiquimod: Giúp hỗ trợ tăng miễn dịch trong cơ thể để chống lại virus.
- Acid Trichloracetic: Khiến cho các nốt sùi bị đốt cháy.
- AHCC: Giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch.
- Sinecatechin: Được sử dụng chó các nốt sùi ngoài vùng kín hay quanh hậu môn.
4.2. Phương pháp ngoại khoa.
Giai đoạn nặng của sùi mào gà, các nốt u nhú với kích thước lớn, việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các phương pháp:
- Nitơ lỏng: Sử dụng Nitơ lỏng tại vị trí các nốt sùi bằng nhiệt độ – 198 độ C. Phương pháp này khiến người bệnh sưng tại vị trí điều trị và đau đớn.
- ALA-PDT: Khống chế bệnh bằng cách dùng ánh sáng huỳnh quang tạo phản ứng oxy.
- Laser: Loại bỏ nốt sùi bằng cách dùng chùm ánh sáng có cường độ cao.
- Dao mổ điện: Dùng dòng điện cao tần để đốt cháy nốt sùi.
- Phương pháp thủ công: cắt hoặc nạo nốt sùi.
Tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bạn không được tự ý điều trị tại nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
5. Phòng tránh nguy cơ sùi mào gà.
Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau khi đang ở độ tuổi sinh hoạt tình dục để bảo vệ bản thân và người bạn đời trước nguy cơ sùi mào gà và các bệnh lý lây qua đường tình dục khác:
- Dùng bao cao su khi hoạt động tình dục.
- Kiểm tra sức khỏe phụ khoa, nam khoa, sinh sản định kỳ.
- Khi nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục cần điều trị triệt để.
- Nếu bạn bị nhiễm HPV cần trao đổi với bạn tình để cùng nhau điều trị.
- Sinh hoạt vợ chồng chung thủy hoặc hạn chế số lượng bạn tình.
- Chủ động tiêm vắc-xin HPV bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh do virus HPV gây ra.
Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc đã điều trị thành công cho rất nhiều chị em.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại