Những điều cần biết về “Cấy Que Tránh Thai”

Cấy que tránh thai là phương pháp phổ biến được các chị em lựa chọn, hiệu quả lên đến 99%. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và rõ về phương pháp này.

Bài viết dưới đây giúp trang bị kiến thức cơ bản về cấy que ngừa thai, nhằm giúp các chị em tránh thai an toàn hiệu quả và tránh tác dụng phụ.

1. Cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh tránh thai là sử dụng một que có kích thước nhỏ bằng một que diêm chất liệu nhựa dẻo, mềm, mảnh có chứa hormone progestin được cấy vào dưới da cánh tay (thường được cấy ở tay không thuận).

Progestin với tác dụng làm mỏng nội mạc tử cung và ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời ngăn chặn xâm nhập của tinh trùng bằng việc làm đặc dịch nhầy cổ tử cung khiến tinh trùng khó gặp trứng. Nếu tinh trùng gặp trứng tinh trùng này sẽ làm cho trứng đã thụ tinh khó bám vào tử cung.

Cấy que tránh thai là phương pháp mang lại hiệu quả 99%
Cấy que tránh thai là phương pháp mang lại hiệu quả 99%

2. Cơ chế hoạt động của que tránh thai

Phương pháp cấy que ngừa thai giúp các chị em phụ nữ tránh khả năng mang thai dựa trên cơ chế hoạt động:

  • Ngăn quá cản quá trình rụng trứng.
  • Ngăn cản tinh trùng di chuyển vào buồng tử cung gặp trứng.

Hormone có tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung, nếu trường hợp trứng thụ tinh thành công khiến trứng đã thụ tinh cũng khó bám vào tử cung để làm tổ và phát triển thai nhi.

3. Ưu Nhược điểm của que tránh thai

Ưu điểm có thể kể đến của phương pháp cấy que ngừa thai có thể kể đến như: 

  • Có thời hạn trong vòng 3 năm.
  • Hiệu quả tránh thai lên tới 99%.
  • Que tránh thai được cấy dưới da cánh tay, không dễ bị lộ đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Phù hợp với những chị em hay quên dùng thuốc tránh thai hàng ngày.
  • Phụ nữ tăng huyết áp, đái tháo đường, đang nuôi con bằng sữa mẹ, không sử dụng được thuốc tránh thai chứa Estrogen,… đề dùng dùng được phương pháp này.
  • Có thể giúp các chị em giảm lượng máu kinh và cơn đau bụng kinh.
  • Chị em khả năng mang thai ngay sau khi tháo que tránh thai. Theo thống kê khoảng 90% phụ nữ rụng trứng sau 3-4 tuần tháo que.
  • Chị em không phải lo lắng về biến chứng như các phương pháp khác. Ví dụ đặt vòng tránh thai có nguy cơ tụt vòng mang thai ngoài ý muốn, viêm nhiễm sinh dục hoặc ảnh hưởng tới cảm xúc khi quan hệ tình dục.

Song song với nhiều ưu điểm trên, que tránh thai có những hạn chế sau:

  • Chi phí cấy cấy  que tránh thai cao hơn so với chi phí đặt vòng TCu.
  • Một số tác dụng phụ khi cấy que: Dị ứng, tụ máu, que tránh thai dịch chuyển sang vị trí khác trong cơ thể,dị ứng, tụ máu, nhiễm trùng chỗ cấy que,.. 

Tuy nhiên, khả năng xảy ra những biến chứng trên là rất nhỏ, nhưng chị em cũng không nên chủ quan. Cần đến ngay các cơ sở y tế nếu nhận thất que bị cong, vùng da cấy que sưng đỏ, không sờ thấy que cấy, có dấu hiệu lạ thường.

4. Cấy que tránh thai an toàn không?

Hiện nay có rất nhiều lựa chọn về phương pháp tránh thai, vì thế tính an toàn của phương pháp luôn được các chị em đặt lên hàng đầu.

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh phương pháp cấy que ngừa thai không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn an toàn cho sức khỏe. Hầu hết các trường hợp cấy que ngừa thai không gây bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào và đều an toàn. Phương pháp mang lại hiệu lên đến 99% trong thời hạn 3 năm.

Chị em cũng có thể gặp tác dụng phụ sau khi cấy que ngừa thai, nhưng sẽ hết sau vài tháng. Chị em cần cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp.

Các chị em có tiền sử bệnh gan không được cấy que tránh thai
Các chị em có tiền sử bệnh gan không được cấy que tránh thai

5. Những ai nên cấy que tránh thai

Cấy que ngừa thai không là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người. Chị em ở các nhóm sau không nên lựa chọn phương pháp tránh thai: 

  • Có tiền sử bệnh gan nặng, ung thư vú, có huyết khối hoặc đột quỵ.
  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc bị chảy máu giữa các chu kỳ mà không rõ nguyên nhân.
  • Đang trong quá trình dùng một số loại thuốc điều trị: HIV, động kinh, lao, và các loại thuốc kháng sinh sẽ là giảm hiệu của que tránh thai mang lại.
  • Không muốn chu kỳ kinh nguyệt thay đổi hoặc xáo trộn.
  • Đang mang thai – đây cũng là điều mà chị em được yêu cầu kiểm tra trước khi cấy que.

Chị em cần thông báo với bác sĩ khi có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào về huyết khối và cần thông tin tới bác sĩ nếu có tiền sử:

  • Huyết áp cao.
  • Tiểu đường.
  • Bệnh túi mật.
  • Động kinh hoặc co giật.
  • Dị ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc sát trùng.
  • Trầm cảm.

6. Thời điểm cấy que tránh thai thích hợp nhất

Cấy que tránh thai chị em có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh tất nhiên là không nằm các nhóm đối tượng được đề cập ở mục trên. Thông thường, cấy que ngừa thai được thực hiện trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh;  trong 21 ngày sau sinh con; trong 5 ngày đầu sau sảy thai.

Chị em không cần sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào nếu thực hiện cấy que ngừa thai trong thời điểm trên. Nhưng nếu không đúng thời điểm, chị em cần sử dụng thêm bao cao su hỗ trợ nếu phát sinh quan hệ tình dục sau khi cấy que trong vòng 7 ngày để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Hy vọng bài viết trên giúp chị em hiểu rõ hơn về phương pháp cấy que ngừa thai, từ đó giúp chị em có những lựa chọn phù hợp khi đưa ra lựa chọn phương pháp tránh thai.

Khi thực hiện cấy que tránh thai tại Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc, chị em được thăm khám, tư vấn và được bác sĩ có chuyên môn giỏi, tay nghề cao thực hiện thủ thuật. Bên cạnh đó với dịch vụ thăm khám chuyên nghiệp, tận tình giúp chị em thoải mái hơn trong quá trình thăm khám và làm thủ thuật.

 


Có thể bạn quan tâm
Tê chân tay trong thai kỳ có nguy hiểm không? Cách cải thiện

Tê chân tay trong thai kỳ là tình trạng phổ biến mà nhiều bà bầu...

Tim đập nhanh trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó hiện tượng...

Tử cung hai sừng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tử cung hai sừng là một dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến...