Những lưu ý khi tiêm phòng thai kỳ

Có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc về kiến thức tiêm phòng khi mang thai, bài viết dưới đây cung cấp cho các mẹ bầu kiếm thức tiêm phòng trong thai kỳ: Các loại vắc-xin cần thiết và tác dụng của tiêm phòng trong suốt thai kỳ.

1. Tiêm phòng đầy đủ khi mang thai mang lại tác dụng gì?

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch giúp các mẹ bầu có hành trình mang thai an toàn và khỏe mạnh. Trong thai kỳ mẹ bầu có sức đề kháng yếu hơn nên virus gây hại, vi khuẩn rất dễ tấn công các mẹ bầu. Vì thế tiêm phòng giúp các mẹ bầu có thêm kháng thể chống lại các nguy cơ gây ra bệnh truyền nhiễm.

Việc tiêm phòng trước và trong thai kỳ mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe của mẹ và thai nhi:

  • Giảm tối đa nguy cơ gây ra sinh non và sảy thai.
  • Giảm tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Tiêm phòng là giải pháp giúp trẻ sau sinh tránh được các bệnh lý nguy hiểm trước khi đủ điều kiện tiêm phòng. 
Lịch tiêm phòng cho bà bầu, Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết, Những mũi vắc xin cần tiêm trước, Tiêm vắc xin cho bà bầu bao gồm những loại nào, Những mũi vắc xin cần tiêm cho phụ nữ trước
Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch giúp các mẹ bầu có hành trình mang thai an toàn và khỏe mạnh

2. Những loại vắc-xin cần tiêm khi mang thai

Theo WHO, mẹ bầu tiêm phòng giúp ngăn các tác nhân gây ra bệnh cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ 9 tháng 10 ngày. Dưới đây là những vắc-xin cần tiêm cho mẹ bầu trước và trong khi mang thai:

2. 1. Tiêm khi có kế hoạch mang thai

  • Sởi – quai bị – rubella: Đây là những bệnh lây qua đường hô hấp, trong thai kỳ mẹ bầu mắc 1 trong 3 bệnh lý này sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng và nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng thai, thai bị dị tật, sinh non hoặc chết lưu,… Vì vậy, khi có kế hoạch sinh con, chị em cần đến các cơ sở tiêm chủng để được tư vấn tiêm loại vắc-xin này. Thời điểm tốt nhất nên tiêm trước 3-6 tháng hoặc tối thiểu trước 1 tháng khi mang thai.
  • Thủy đậu: Trường hợp các chị em chưa từng mắc thủy đậu, không có kháng thể thủy đậu hoặc chưa từng tiêm vắc-xin thủy đậu cần tiêm ngay vắc-xin thủy đậu. Vì bệnh có thể làm cho trẻ khi sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, gồng cứng chân tay, dị tật đầu nhỏ, bại não,…
  • Viêm gan B: Căn bệnh lây từ mẹ sang con qua đường máu.  Vì thế để phòng tránh, các chị em cần xét nghiệm và tư vấn tiêm vắc-xin bởi bác sĩ.
  • Cúm: Trong quá trình mang thai mẹ bị mắc cúm cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thai nhi có nguy cơ bị dị tật đặc biệt là tại giai đoạn 3 tháng đầu khi mang thai. Sản phụ tiêm vắc-xin phòng cúm trẻ khi sinh ra giảm tỷ lệ mắc tim bẩm sinh hay các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch. Vắc-xin có thể tiêm trước hoặc trong thai kỳ.
  • Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Vắc-xin cần tiêm 1 mũi duy nhất từ 4-64 tuổi. Đây là vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai để phòng ho gà cho trẻ sơ sinh. 

2. 2. Tiêm trong thai kỳ

Ngoài những mũi tiêm chị em cần chuẩn bị trước mang thai. Trong thai kỳ tiêm phòng cũng vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo các bác sĩ mẹ bầu cần được tiêm uốn ván đề phòng cho cả mẹ và thai nhi. 

Sản phụ mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa tiêm vắc-xin uốn ván thì mẹ bầu cần tiêm 2 mũi, 2 mũi cách nhau ít nhất 4 tuần và đảm bảo cách mốc dự sinh tối thiểu 1 tháng.
Trước mang thai mẹ bầu chưa tiêm vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván, thì có thể tiêm vào tuần thai thứ 27 – 35 để phòng ngừa cho trẻ sơ sinh.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu, Tiêm phòng cho bà bầu và những thông tin cần biết, Những mũi vắc xin cần tiêm trước, Tiêm vắc xin cho bà bầu bao gồm những loại nào, Những mũi vắc xin cần tiêm cho phụ nữ trước
Việc tiêm phòng trước và trong khi mang thai cần có sự chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

3. Lưu ý khi tiêm cho các sản phụ

Với những mũi tiêm phòng đặc biệt là tiêm phòng uốn ván, các mẹ bầu có thể bị sốt nhẹ sau tiêm, tại vị trí tiêm sưng đau. Sau tiêm vắc-xin phòng cúm 1-2 ngày có thể dẫn đến hiện tượng giả cúm hắt hơi, chảy nước mũi. Đây là những biểu hiện bình thường sản phụ không cần phải quá lo lắng. 

Sản phụ có thể tham khảo những cách sau để hạ sốt:

  • Chị em có thể dùng khăn ấm chườm hoặc lau người, đặc biệt những vị trí bẹn, nách, lưng,…
  • Bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin.
  • Chị em tránh tự ý dùng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chị em thăm khám ngay khi có hiện tượng sốt kéo, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì trong khoảng từ 3-4 ngày.

Khi gặp triệu chứng giả cúm: chảy nước mũi, hắt hơi,.. sau tiêm vắc-xin phòng cúm sản phụ có thể dùng nước muối sinh lý rửa mũi để có thể thoải mái dễ thở hơn.

Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc sở hữu đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn cao, cùng trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cam kết mang đến các giải pháp y tế tiên tiến, giúp chị em có phác đồ phù hợp để trải qua thai kỳ khỏe mạnh.

Quý khách đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc vui lòng gọi Hotline: 098 512 45 08 hoặc truy cập website để đặt lịch trực tiếp.


Có thể bạn quan tâm
Bí quyết phòng tránh viêm phụ khoa cho bà bầu

Sự biến đổi sinh lý trong cơ thể phụ nữ khi mang thai làm tăng...

Kỷ Niệm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/2 Tại Phòng Khám Chuyên Khoa Phụ Sản An Phúc

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là dịp đặc biệt để tôn vinh và tri...