Lạc nội mạc tử cung (tên gọi khác là bệnh tuyến cơ tử cung) là một bệnh lý khá phổ biến ở các chị em phụ nữ. Cứ 10 phụ nữ lại có 1 người được phát hiện tuyến cơ tử cung. Các triệu chứng thường không rõ rệt trong giai đoạn đầu, phải mất đến 3 – 11 năm để phát hiện ra bệnh.
Bài viết này giúp các chúng ta hiểu rõ hơn về lạc nội mạch tử cung, các dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh lý này.
Mục lục
1. Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung hay còn gọi bệnh tuyến cơ tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở các chị em phụ nữ. Là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ngoài buồng trứng và một số vị trí trong vùng chậu. Các lớp niêm mạc này bong ra trong kỳ kinh nguyệt và tái tạo sau khi kết thúc chu kỳ. Bệnh tuyến cơ tử cung hình thành khi các mảng niêm mạc không theo máy kinh ra ngoài mà ở lại trong tử cung hoặc đi ngược vào buồng trứng, gây viêm nhiễm.
Bệnh gần như không có dấu hiệu rõ rệt, thường phát triển thầm lặng. Vì thế, các trường hợp được phát hiện đều đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Một số biểu hiện thường gặp như đau bụng nhiều vào chu kỳ kinh, đau vùng chậu, không thoải mái khi quan hệ,.. Những biển hiện này chưa rõ ràng để kết luận thành bệnh.
Theo thống kê có khoảng 6 đến 10% phụ nữ mắc phải căn bệnh này trên toàn thế giới, con số thực tế có thể sẽ cao hơn do người bệnh chưa phát hiện ra mình đang mắc phải. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ung thư, vô sinh.
2. Dấu hiệu nhận biết lạc nội mạc tử cung.
Mỗi người mắc lạc nội mạc tử cung có triệu chứng khác nhau. Một số trường hợp người bệnh có biểu hiện triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp có dấu hiệu từ trung bình đến nặng.
Những biểu hiện thường gặp khi mắc tuyến cơ tử cung:
- Đau: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất. Khi mắc bệnh phụ nữ đối mặt với những loại cơn đau khác nhau:
- Đau bụng kinh: Theo thời gian cơn đau dần nặng hơn.
- Đau âm đạo trong quá trình hoặc sau khi quan hệ: cơn đau sâu.
- Đau ruột.
- Đau khi tiểu tiện hoặc đại tiện trong chu kỳ kinh nguyệt. Có một số trường hợp có máu lẫn trong nước tiểu hoặc phân.
- Đau chân: Tuyến cơ tử cung có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với chân, hông và háng làm người bệnh đi lại khó khăn.
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Giữa chu kỳ kinh nguyệt ra máu.
Nhưng cũng có trường hợp phụ nữ không xuất hiện triệu chứng nào khi mắc phải tuyến cơ tử cung. Việc đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần là rất cần thiết trong việc phát hiện và kiểm soát bệnh lý sớm.
3. Nguyên nhân dẫn đến lạc nội mạc tử cung.
Hiện tại nguyên nhân dẫn tới tuyến cơ tử cung chưa được làm rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể là các nguyên nhân:
- Di truyền: Bệnh lý có khả năng di truyền.
- Dòng kinh không chảy ra ngoài: Đang được xem là nguyên nhân chính. Khi kinh nguyệt chảy ngược qua ống dẫn trứng và lắng lại tại các cơ quan vùng chậu, sau đó sinh gây viêm nhiễm.
- Hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch bị lỗi sẽ không nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.
- Nội tiết tố: Nguyên nhân gây ra tuyến cơ tử cung khi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao.
- Phẫu thuật: Một số thủ thuật tác động tới tử cung sẽ dễ khiến các mô nội mạc tử cung.
4. Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung tới chị em phụ nữ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng viêm do tuyến cơ tử cung làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Có khoảng 40% phụ nữ khó mang thai chẩn đoán mắc bệnh.
Đau do bệnh tuyến cơ tử cung còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số chị em phải nghỉ làm, nghỉ học mỗi khi đến chu kỳ,.. dẫn đến trầm cảm, lo âu.
Bệnh tuyến cơ tử cung còn làm tăng nguy cơ ung thư: biểu mô tuyến, vú, buồng trứng, …
5. Làm thế nào để phòng ngừa lạc nội mạc tử cung?
Trên thực tế chưa có phương pháp nào ngăn ngừa được tuyến cơ mạc tử cung. Nhưng các chị em có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cách giảm nồng độ hormone estrogen:
- Sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.
- Thường xuyên tập thể dục (ít nhất 4 giờ/tuần) để cân bằng chất béo sẽ giúp giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.
- Không uống nhiều rượu: Nghiên cứu chỉ ra rằng rượu làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Vì thế, chị em không nên uống quá 1 ly/ngày.
- Hạn chế các loại thức uống chứa caffeine: Các loại thức uống chứa caffeine có thể làm tăng nồng độ estrogen.
Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc đã điều trị thành công cho rất nhiều chị em.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.