Tắc tia sữa sau sinh: Kiến thức cơ bản và những điều mẹ cần trang bị

Khoảng 20% phụ nữ bị tắc tia sữa sau sinh khiến cho sản phụ mệt mỏi, đau nhức và trực tiếp ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy việc trang bị kiến thức về tắc tia sữa sau sinh là việc rất cần thiết.

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa sau sinh còn có tên gọi là tắc ống dẫn sữa, tắc tuyến sữa là tình trạng sữa mẹ ứ đọng bên trong ống dẫn sữa, không thể chảy ra ngoài, khiến người mẹ đau đớn và cản trở việc cho con bú. Sản phụ thường gặp tình trạng này khoảng 6 – 8 tuần sau sinh hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Sữa mẹ được sản xuất từ các nang sữa, theo các ống dẫn sữa đổ về xoang chứa sữa ở sau quầng vú, dưới tác động kích thích từ hoạt động bú của trẻ mà sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, khi ống dẫn sữa hẹp, sữa không thể chảy ra ngoài, lâu dần vón cục gọi là sữa đông kết. Trong khi đó, sữa mới vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho chỗ tắc ở các ống dẫn trước ngày càng căng giãn, tình trạng tắc sữa trở nên nghiêm trọng hơn.

Tắc tia sữa sau sinh, Tắc tia sữa thường xảy ra ở thời điểm nào sau sinh, Phòng ngừa tắc sữa sau sinh, Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách chữa, Những sai lầm về tắc tia sữa và phương pháp điều trị
Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng sữa mẹ ứ đọng bên trong ống dẫn sữa

2. Sản phụ thường gặp triệu chứng như thế nào khi bị tắc tia sữa?

Tắc tia sữa các mẹ có thể có thể xảy ra bất cứ thời gian nào trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Các mẹ cần lưu các dấu hiệu dưới đây để nhận biết sớm các tình trạng này và can thiệp kịp thời:

  • Tiết sữa rất ít hoặc không tiết sữa. kể cả khi chủ động vắt sữa.
  • Ngực căng cứng và to hơn, kèm theo đau nhức.
  • Có một hoặc nhiều cục cứng ở đầu vú.
  • Sốt (Gặp ở một số trường hợp)
Tắc tia sữa sau sinh, Tắc tia sữa thường xảy ra ở thời điểm nào sau sinh, Phòng ngừa tắc sữa sau sinh, Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách chữa, Những sai lầm về tắc tia sữa và phương pháp điều trị
Sau sinh, sữa được sản xuất trong bầu ngực nhưng không chảy ra ngoài dẫn đến tắc tia sữa

3. Nguyên nhân tắc tia sữa

Tắc tuyến sữa là một vấn đề thường gặp ở các bà mẹ sau sinh. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:

    • Vừa mới sinh con: Sau sinh, sữa được sản xuất rất nhiều trong bầu ngực nhưng không chảy ra ngoài do bé chưa ngậm đúng khớp, làm sữa bị ứ đọng và gây tắc tuyến sữa.
    • Dư thừa sữa mẹ: Sữa mẹ dư thừa trong bầu ngực do bé bú không hết hoặc mẹ không hút hết phần sữa còn lại sau khi bé đã bú sữa đủ, làm sữa ứ đọng lại và gây ra tắc nghẽn.
  • Ngực chịu áp lực: Do mẹ mặc áo ngực quá chật, mang địu bé trước ngực cũng có thể gây ra tình trạng tắc tuyến sữa. Nằm sấp khi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
  • Mẹ không cho bé bú thường xuyên: Không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút hết sữa ra ngoài trong khoảng 5-24 giờ sẽ gây tắc tuyến sữa.
  • Bé ngậm vú mẹ sai cách: Khi bé không ti sữa mẹ đúng cách, sẽ không bú đủ lượng sữa mẹ được sản xuất ra, từ đó sữa mẹ vẫn còn ứ đọng trong bầu ngực.
  • Mẹ ít hút sữa ra ngoài: Nếu mẹ ít hút sữa hoặc hút không hết lượng sữa còn ứ đọng trong bầu ngực, tắc ống dẫn sữa có thể xảy ra.
  • Căng thẳng và stress: Tâm lý căng thẳng và stress ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ. Nếu mẹ quá căng thẳng, quá trình sản sinh oxytocin – hormone kích thích vú tiết sữa – sẽ bị chậm lại. Tình trạng này thường gặp ở những bà mẹ lần đầu sinh con khi chưa thích nghi với cuộc sống mới.

Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây tắc tuyến sữa sẽ giúp các bà mẹ có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, đảm bảo quá trình nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra thuận lợi và khỏe mạnh.

4. Tắc tia sữa sau sinh có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Mặc dù tắc tia sữa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ. Các biến chứng phổ biến mà mẹ có thể gặp bao gồm:

  • Mất sữa: Khi mẹ có sữa nhưng không thể tiết ra cho bé bú dù đã vắt hoặc sử dụng máy hút sữa. Điều này dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên so với trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Viêm tuyến vú: Ngực bị sưng to, đau nhức, khi chạm vào thấy nhiều cục cứng, sưng đỏ và đau, không thể nặn ra sữa dù có cố gắng.
  • Áp xe vú: Tình trạng vú sưng đỏ, đau nhức và tụ mủ bên trong do vi khuẩn gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, các mẹ có thể đối diện với những nguy cơ này.

Nếu tắc tuyến sữa kéo dài mà không được điều trị, có thể dẫn đến viêm tuyến vú, và từ đó tiến triển thành áp xe tuyến vú, gây nguy cơ hoại tử mô vú và nhiễm trùng nghiêm trọng.

5. Phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa sau sinh làm người mẹ có cảm giác mệt mỏi và đau đớn, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh cũng như không đảm bảo lượng sữa bổ sung các dưỡng chất thiết yếu và những kháng thể tự nhiên cho con. Để phòng ngừa tình trạng này các mẹ cần lưu ý:

  • Hút sữa thường xuyên: Cho con bú đúng cữ và đều đặn, sau khi bé bú no mẹ nên hút sữa để tránh sữa bị ứ đọng và đảm bảo sữa mới luôn được sản xuất.
  • Lối sống khoa học: Mẹ cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ các nhóm chất, nghỉ ngơi hợp lý, và tránh căng thẳng hoặc mệt mỏi kéo dài để không ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày giúp thuận lợi cho quá trình sản xuất sữa, giúp hiệu quả khơi thông tuyến sữa hơn.
  • Hạn chế tối đa các tác động mạnh lên bầu ngực: Không mặc áo ngực quá chật, tránh nằm sấp khi ngủ và hạn chế tác động mạnh lên bầu ngực.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, kegel, hoặc đi bộ rất tốt cho mẹ sau sinh. Những hoạt động này không chỉ hỗ trợ sản xuất sữa mẹ mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể và vóc dáng.
Tắc tia sữa sau sinh, Tắc tia sữa thường xảy ra ở thời điểm nào sau sinh, Phòng ngừa tắc sữa sau sinh, Nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa và cách chữa, Những sai lầm về tắc tia sữa và phương pháp điều trị
sau khi bé bú no mẹ nên hút sữa để tránh sữa bị ứ đọng và đảm bảo sữa mới luôn được sản xuất.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu tắc tia sữa, mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh để tình trạng phát triển thành viêm tuyến vú hoặc áp xe vú, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ nắm rõ các các kiến thức về tắc tia sữa giúp các mẹ có trang bị thêm kiến thức để chăm con khỏe mạnh hơn.

Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc tự hào quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho sản phụ.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp qua website của chúng tôi.


Có thể bạn quan tâm
Cần lưu ý như thế nào khi thẩm mỹ vùng kín

Thẩm mỹ vùng kín không chỉ mang đến sự tự tin cho phụ nữ mà...

Áp xe vú ở phụ nữ sau sinh: Nguyên nhân và cách xử lý

Bài viết dưới đây, Phòng khám chuyên Khoa Phụ Sản An Phúc sẽ cung cấp...

Vắc-xin HPV Và Những Lưu Ý Khi Tiêm

Ngày nay, các bệnh lý do virus HPV gây ra ngày càng tăng ở thanh...