Tiền sản giật là bệnh lý mà mẹ bầu có thể gặp trong thời kỳ mang thai, có thể để lại nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát kịp thời. Mẹ bầu cần hiểu rõ về bệnh lý này và cần đến cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu bất thường.
Bài viết dưới đây giúp chúng ta hiểu được bệnh lý là gì? những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý này như thế nào?
Mục lục
1. Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một trong những bệnh lý thai kỳ tình trạng rối loạn trong thai kỳ, với những triệu chứng: huyết áp tăng cao, huyết áp tâm thu 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương khoảng trên 90 mmHg trở lên và protein trong nước tiểu do sự tổn thương thận.
Bệnh lý được định nghĩa diễn ra từ tuần 20 của thai kỳ, nước tiểu xuất hiện protein, huyết áp tăng cao.
Tình trạng này thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé, những biến chứng nguy hiểm có thể gặp:
- Với mẹ: Cơ co giật, hội chứng HELLP, tăng men gan, giảm tiểu cầu, tán huyết.
- Với thai nhi: Sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung, thậm chí là tử vong.
2. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiền sản giật
Theo các chuyên gia, khi mang thai do lưu lượng máu nuôi dưỡng thai nhi giảm.
Ở đầu thai kỳ, các mạch máu phát triển để đưa máu đến nhau thai. Ở sản phụ gặp hội chứng này, các mạch máu này không phát triển hoặc vận hành chưa đúng đúng chức năng, làm lượng máu nuôi thai nhi bị hạn chế. Nguyên nhân là do:
- Tổn thương mạch máu;
- Miễn dịch có vấn đề hoặc suy giảm;
- Một số gen bất thường;
- Không đủ lượng máu đến tử cung.
3. Các triệu chứng tiền sản giật
Sản phụ cần tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chẩn đoán kịp thời khi có những triệu chứng:
- Từ tuần thai 20 có hiện tượng tăng huyết áp: ≥ 140/90 mmHg.
- Protein có trong nước tiểu > 0,3g/l.-
- Thị giác thay đổi: Mất thị lực, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng.
- Tăng cân nhanh: 2kg/tuần.
- Tình trạng phù chân, tay.
- Đau đầu kèm theo buồn nôn, nôn.
- Đau vùng thượng vị.
4. Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa tiền sản giật
- Khám thai định kỳ: Khám thai theo lịch, đo huyết áp, kiểm tra protein nước tiểu. Đặc biệt theo dõi sát sao với người có nguy cơ cao.
- Theo dõi dấu hiệu: Nhận biết các triệu chứng của bệnh lý này để can thiệp kịp thời, bảo vệ mẹ và bé.
- Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi: Ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất, tránh béo phì, nghỉ ngơi và vận động hợp lý, giữ tinh thần thoải mái.
5. Mẹ bầu cần làm gì khi bị tiền sản giật?
5. 1. Tiền sản giật nhẹ
- Khám lại hàng tuần.
- Đo huyết áp 4 tiếng/lần.
- Theo dõi cân nặng, nước tiểu, cử động thai mỗi ngày.
- Nghỉ ngơi nhiều, ăn uống bình thường.
- Làm NST mỗi tuần hoặc 2 lần/tuần.
- Kiểm tra tăng trưởng thai mỗi 2 tuần.
- Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu trở nặng: nhức đầu, mờ mắt, đau thượng vị, tiểu ít, cử động thai giảm.
5. 2. Tiền sản giật nặng
- Theo dõi tại viện: đo huyết áp mỗi 6 giờ, kiểm tra cân nặng, nước tiểu, xét nghiệm máu, men gan, chức năng thận, siêu âm thai, NST.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối, dùng thuốc an thần, hạ áp nếu cần.
- Bác sĩ sẽ quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ dựa trên tuổi thai và tình trạng sức khỏe của mẹ.
Tóm lại, đây là tình trạng nghiêm trọng có thể gặp từ tuần 20 của thai kỳ, và cần được kiểm soát để tránh dẫn tới biến chứng nguy hại. Việc phòng ngừa biến chứng có thể diễn ra sớm nếu mẹ bầu tuân thủ theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc với nhiều năm kinh nghiệm quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành là địa chỉ rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe thai kỳ.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.