Tiểu Đường Thai Kỳ Và Những Kiến Thức Mẹ Bầu Cần Biết

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý các mẹ bầu thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Đây là một bệnh lý gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể làm cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong suất thời kỳ mang thai. Nghiên cứu cho biết có khoảng 2% – 10% mẹ bầu mắc phải bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và cần được kiểm soát kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

1.Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi đái tháo đường thai kỳ thường gặp vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì nhu cầu năng lượng tăng cao khi mang bầu nên cơ thể người mẹ đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên cơ thể người mẹ vẫn có thể tự điều tiết lượng insulin cần thiết để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời kỳ mang thai. Nhưng trên thực tế không phải người mẹ nào cũng may mắn như vậy. Vì vậy khám thai định kỳ, kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ đảm bảo được sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ
Chỉ số đường huyết cao là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

2.Nguyên nhân dẫn tới tiểu đường thai kỳ

Thông thường, tụy tạng làm nhiệm vụ sản xuất insulin điều hòa lượng đường trong máu.Trong thời gian mang thai, các hormone tiết ra để nuôi nhau thai làm rối loạn quá trình sản xuất insulin. Tụy tạng phải sản xuất nhiều insulin hơn và cao gấp 2 lần so với bình thường. Tụy tạng không sản xuất đủ insulin cần thiết khi đó lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến bệnh lý tiểu đường thai kỳ.

Một trong những yếu tố có nguy cơ dẫn đến tiểu đường thai kỳ là mẹ bầu trên 35 tuổi, mẹ bầu ăn những thực phẩm chứa nhiều đường – tinh bột, các bữa ăn của mẹ bầu cách nhau dưới 4 tiếng, thừa cân, béo phì, gia đình hay bản thân mẹ bầu có tiền sử bị đái tháo đường,….

Tiểu đường thai kỳ
Kiểm tra sức khỏe khi mang thai là cách giúp mẹ và bé đảm bảo sức khỏe trong thời gian thai kỳ

3.Những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng, tiểu đường thai kỳ thường tiến triển thầm lặng. Các dấu hiệu của bệnh dễ nhầm lẫn với những triệu chứng ốm nghén: 

3.1. Mệt mỏi kéo dài:

Do rối loạn cung cấp insulin nên lượng đường trong máu không chuyển hóa hết thành năng lượng cung cấp cho cơ thể mẹ bầu. Vì thế mẹ bầu hay có cảm giác thiếu năng lượng, kiệt sức mệt mỏi và chóng mặt.

3.2. Dễ khát nước và đi tiểu nhiều lần:

Do lượng đường trong máu cao làm các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, giảm tình trạng dư thừa glucose. Quá trình này làm các tế báo thiếu nước, yêu cầu mẹ bầu phải uống nhiều nước hơn bù vào lượng nước thiếu hụt. Tuy nhiên đâu là giải pháp tạm thời để hạn chế ảnh hưởng nhất tới cơ thể.

Ngoài khát nước, mẹ bầu còn cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với bình thường.

3.3. Viêm nhiễm vùng kín: 

Lượng đường trong máu tăng cao là điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn, nấm men hoạt động. Mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và viêm vùng kín.

3.4 Vết thương, vết bầm lâu lành:

Do các tế bào bạch cầu – tế bào có khả năng sản sinh kháng thể bị suy giảm chức năm do đường huyết tăng cao. Vì vậy mẹ bầu sẽ bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

Thêm vào đó những người liên quan đến rối loạn chuyển hóa cũng giảm khả năng tuần hoàn máu. Bên cạnh việc lâu lành vết thương, người bệnh còn có khả năng đối mặt với chứng xơ vữa động mạch.

3.5. Thị lực giảm trong thời gian ngắn: 

Lượng máu trong máu tăng làm cho thủy tinh thể bị sưng. Lâu dần bà bầu cảm thấy mờ mắt, tầm nhìn hạn chế. Mờ mắt có thể sẽ không xảy ra thường xuyên.

4.Biến chứng của tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến trứng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai:

4.1. Đối với mẹ.

  • Tiền sản giật, tăng huyết áp khi mang thai do lượng đường trong máu đòi hỏi quá trình bơm máu phải hoạt động hết công suất. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa nguy hiểm như tắc mạch ối, băng huyết sau sinh và rối loạn đông máu.
  • Có nguy cơ sinh non và sảy thai tự nhiên.
  • Có nguy cơ viêm nhiễm phần phụ và nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập.
  • Dễ mắc tiểu đường trong tương lai.

4.2. Đối với bé.

Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện vào kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi: 

  • Thai nhi có nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh, tiết niệu, tim mạch, ….
  • Em bé dễ bị vàng da trong vòng 28 ngày đầu sau sinh.
  • Béo phì: Nếu người mẹ thừa cân, đái tháo đường trước khi mang thai, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3.5 lần so với các bé khác.
  • Hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh: Tuyến tụy của em bé vẫn tiếp tục sản xuất insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa trước đây. Do đó, lượng đường trong máu của em bé xuống thấp gây nên hiện tượng hạ đường huyết. Một số bé có thể dẫn tới co giật và tổn thương não đến bé không được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
  • Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh: xảy ra vì em bé có thể bị sinh non khi phổi của bé chưa phát triển đầy đủ.
  • Thai nhi có khả năng bị dị tật, thai to, chậm phát triển, giảm sự trưởng thành của phổi hoặc tử vong.
Tiểu đường thai kỳ
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mà mẹ bầu không thể bỏ qua

5.Cách phòng ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Trên thực tế, chưa có biện pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ tuyệt đối. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể phòng ngừa bằng cách duy trì chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh cũng nhưng lên kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai như: 

  • Lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít béo và calo như: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau,… là những lựa chọn tối ưu.
  • Giữ cân nặng hợp lý khi cho kế hoạch mang thai: những vấn đề về cân nặng như thừa cân, béo phì trước mang thai là nguyên nhân dẫn tới những vấn đề về sức khỏe trong thai kỳ.
  • Thường xuyên vận động: Mỗi ngày dành ra 30 phút vận động nhẹ nhàng, hợp lý nhưng lau dọn nhà cửa, tưới cây và đi bộ,…cũng rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
  • Tránh khả năng tăng cân vượt mức cho phép trong thời gian mang thai: Tăng cân nhanh điều này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý trong đó có tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ thực sự là một bệnh lý nguy hiểm tứ sức khỏe của cả mẹ và bé. nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một loạt biến chứng không nguy hiểm. Vì vậy trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra đường huyết để có thể kiểm soát sớm.

Tại phòng khám Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc được trang bị thiết bị hiện đại bậc nhất, đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, luôn đề cao y đức, tư vấn tận tình với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm giúp quá trình mang thai của mẹ bầu trở nên an toàn và nhẹ hơn. Trong cả quá trình mang bầu, thai phụ sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, giải pháp xử lý cho sức khỏe của cả mẹ và bé.


Có thể bạn quan tâm
Cần lưu ý như thế nào khi thẩm mỹ vùng kín

Thẩm mỹ vùng kín không chỉ mang đến sự tự tin cho phụ nữ mà...

Cách khắc phục chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, gây ra cơn đau...

Ngày dự kiến sinh là gì? các tính như thế nào?

Ngày dự kiến sinh là mốc quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ bầu chuẩn...