Hầu hết các chị em đều cảm thấy lo lắng khi ngày dự sinh gần kề dù là sinh thường hay sinh mổ. Nếu bạn nằm trong số đó và muốn biết những điều cần lưu ý, hãy tham khảo bài viết sau đây.
Mục lục
1. Sinh thường là gì?
Sinh thường, còn được gọi là sinh ngả âm đạo, đẻ thường hoặc sinh tự nhiên, là quá trình sinh con qua đường ống sinh của mẹ mà không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ. Quá trình sinh thường bắt đầu từ khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ như đau bụng, ra huyết hồng, vỡ ối và mở cổ tử cung, kéo dài cho đến khi em bé chào đời.
Theo nghiên cứu, cơ thể con người thông thường có thể chịu đựng tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Tuy nhiên, khi sinh con, mẹ bầu phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, tương đương với việc gãy 20 xương sườn cùng lúc. Vì vậy, nhiều mẹ bầu e ngại sinh thường do lo sợ cơn đau.
Để giảm bớt cơn đau trong quá trình sinh thường, mẹ bầu có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, phổ biến nhất là gây tê ngoài màng cứng. Thời gian trung bình của một ca sinh thường, từ lúc bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ đến khi em bé chào đời, kéo dài khoảng 12-14 giờ đối với lần sinh đầu tiên. Các lần sinh sau, thời gian này thường sẽ ngắn hơn.
2. Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước sinh
Để có quá trình vượt cạn thành công, an toàn cho cả mẹ và bé mẹ bầu cần lưu ý:
- Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung canxi, acid folic, protein, vitamin D, sắt,… qua các thực phẩm lành mạnh hàng ngày.
- Kiểm soát cân nặng: Kiểm soát cân nặng theo chỉ số BMI.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ, tập yoga, bơi lội, đạp xe,…
- Cử động của thai nhi: Từ tuần thai 28, thai nhi khỏe mạnh ít nhất 4 lần/giờ.
- Chuẩn bị tâm lý trước sinh: Hít thở đều, thư giãn cơ thể, đi bộ hoặc tắm để giảm đau khi chuyển dạ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho mẹ và bé: Cần chuẩn bị từ tuần thai thứ 34 như trang phục, tã, khăn, máy hút sữa, nôi, chậu tắm.
- Tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe của bé và bé sau sinh: Nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, tập thể dục nhẹ nhàng và ăn uống đầy đủ dưỡng chất để phòng biến chứng hậu sản.
3. Những ưu – nhược điểm của sinh thường
3.1. Ưu điểm
- Hồi phục nhanh chóng: Mẹ có thể đi lại, ăn uống và chăm sóc con ngay sau sinh. Cho con bú sớm, bảo vệ nguồn sữa mẹ.
- Tử cung co hồi tốt: Giảm lượng máu mất và hạn chế ứ sản dịch.
- Trẻ bú sữa sớm: Tránh hạ đường huyết và hỗ trợ tăng trưởng.
- Kích thích hệ miễn dịch: Trẻ tiếp xúc vi sinh vật có lợi, tăng cường miễn dịch.
- Giảm bệnh đường hô hấp: Áp lực ép đẩy dịch trong phổi ra ngoài.
3.2. Nhược điểm
- Áp lực tâm lý: Mẹ phải chịu đau chuyển dạ không biết khi nào kết thúc.
- Chờ ngày sinh: Ngày sinh có thể lệch dự kiến, gây lo lắng.
- Ảnh hưởng sàn chậu: Có thể gây chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh.
- Không chịu được đau: Một số mẹ không chịu được cơn đau chuyển dạ.
- Khó xử lý các sự cố: Nếu sự cố xảy ra, xử lý khó khăn và có thể gây chấn thương cho thai.
4. Chăm sóc sau sinh
4.1. Chăm sóc mẹ
Dinh dưỡng:
- Đủ chất: thịt, cá, trứng, sữa, chất xơ.
- Tránh: ăn mặn, cay, kho khô, kho quẹt.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Tránh chất kích thích: rượu, bia, trà, cà phê.
Vận động nhẹ nhàng:
- Vận động nhẹ sau sinh 6 giờ.
- Đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, bưng bê nặng, ngồi xổm.
Nuôi con bằng sữa mẹ: Bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không thêm thức ăn hay nước uống khác.
Nghỉ ngơi: Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày.
Vệ sinh:
- Vệ sinh vú: Trước và sau khi cho bé bú; Xử lý tắc tia sữa sớm.
- Vệ sinh thân thể: Tắm nước ấm, không ngâm bồn, tắm không quá 15 phút; Gội đầu và sấy khô tóc.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục: Rửa sạch, lau khô, thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ hoặc khi ướt; Theo dõi sản dịch từ sau sinh đến 3 tuần.
4.2. Chăm sóc bé
Giữ ấm và cho bú:
- Bé nằm cạnh mẹ, giữ ấm;
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu.
Chăm sóc rốn:
- Giữ rốn khô sạch, không băng kín.
- Hạn chế sờ vào rốn, rốn rụng sau 7-10 ngày.
Vệ sinh và thay đồ:
- Thay đồ hàng ngày hoặc khi trẻ bài tiết.
- Tắm bé bằng nước sạch, phòng ấm kín gió.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ bầu kiến thức về sinh thường, cách chăm sóc sau sinh để tránh những biến chứng xảy ra. Việc thăm khám và tham vấn bác sĩ sau sinh là việc rất cần thiết.
Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc tự hào mang đến những thông tin tư vấn cho các mẹ chuẩn xác nhất.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.