Vắc-xin HPV Và Những Lưu Ý Khi Tiêm

Ngày nay, các bệnh lý do virus HPV gây ra ngày càng tăng ở thanh thiếu niên, trẻ em, người lớn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý: mụn cóc sinh dục, ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung,… Đây cũng chính là lý do nhu cầu sử dụng vắc-xin HPV ngày càng cao. Vậy vắc-xin HPV là gì? tiêm vắc-xin HPV có những lưu ý gì không? các chị em hãy cùng An Phúc tìm hiểu những kiến thức dưới đây nhé!

1.  Vắc-xin HPV là gì?

Vắc-xin HPV là vắc xin giúp cơ thể đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh do virus Human Papilloma (HPV) trong cơ thể người. Có hơn 140 type virus HPV được phát hiện ở người, trong đó khoảng 40 type là nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng sinh dục và một số loại ung thư ở cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng, dương vật.

Hiện nay trên trên thị trường có 2 loại vắc xin HPV
Hiện nay trên trên thị trường có 2 loại vắc xin HPV

2. Vắc xin HPV có mấy loại.

2.1. Vắc xin Gardasil (Xuất xứ: Merck Sharp & Dohme – Mỹ).

Vắc xin Gardasil giúp cơ thể chống lại tác động 4 chủng virus gây u nhú ở người: Virus HPV type 6, 11, 16 và 18. Food and Administration – FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm) đã công nhận độ tuổi 9 đến 26 tuổi sử dụng vắc xin Gardasil giúp ngăn ngừa: mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn.

  • Ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ: nguyên nhân do virus type 16 và 18.
  • Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà): nguyên nhân do virus type 6 và 11.

Phác đồ sử dụng vắc xin Gardasil gồm 3 mũi: 

  • Mũi đầu tiên: sử dụng vào ngày đầu tiên.
  • Mũi thứ 2: sau 2 tháng kể từ ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi thứ 3: sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi đầu tiên.

Khi không thể tiêm đúng lịch theo phác đồ, người dùng có thể áp dụng lịch tiêm sau: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ nhất ít nhất 1 tháng, mũi tiêm 3 cách mũi tiêm 2 ít nhất 3 tháng. 

Cách dùng:

  • Lấy 0,5ml vắc xin từ lọ bằng cách dùng bơm tiêm vô khuẩn. Tiêm ngay sau khi lấy vắc xin khỏi lọ.
  • Cần lắc kỹ vắc xin trước khi sử dụng, sau khi lắc vắc xin Gardasil sẽ là dung dịch màu trắng đục.
  • Sử dụng vắc xin đơn liều 0.5ml nguyên dạng, không pha loãng hoặc hoàn nguyên.
  • Vắc xin chỉ định tiêm vùng bắp cơ delta hoặc trước bên phía trên đùi.

2.2. Vắc xin Cervarix (Xuất xứ: GlaxoSmithKline – Bỉ)

Vắc xin Cervarix giúp cơ thể chống lại tác động 2 chủng virus gây u nhú ở người là 16 và 18, được công nhận sử dụng cho phụ nữ ở độ tuổi từ 10 – 25 với tác dụng phòng tránh ung thư cổ tử cung

Phác đồ sử dụng vắc xin Gardasil gồm 3 mũi: 

  • Mũi đầu tiên: sử dụng vào ngày đầu tiên.
  • Mũi thứ 2: sau 2 tháng kể từ ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi thứ 3: sau 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi đầu tiên.

Khi không thể tiêm đúng lịch theo phác đồ, người dùng có thể áp dụng lịch tiêm sau: mũi tiêm thứ 2 có thể được tiêm vào thời điểm từ tháng 1 đến 2,5 tháng sau khi tiêm mũi tiêm thứ 1, mũi tiêm thứ 3 được tiêm vào thời điểm sau khi tiêm mũi thứ nhất từ 5 đến 12 tháng sau khi tiêm mũi thứ nhất.

Cách dùng: Vắc xin chỉ định tiêm vùng bắp cơ delta.

Trên 9 tuổi đã có thể chích ngừa HPV
Trên 9 tuổi đã có thể chích ngừa HPV

3. Những đối tượng nên tiêm vắc xin.

Ủy ban Tư vấn về Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thuộc Trung tâm Kiểm soát và Chủ ngừa (ACIP) khuyến nghị về tiêm vắc-xin HPV:

3.1. Độ tuổi 9 – 26 tuổi.

Sử dụng vắc-xin phòng bệnh do HPV gây ra được khuyến nghị ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi (cả trẻ trai và gái); có thể được sử dụng sớm nhất độ tuổi từ 9 tuổi.

3.2. Độ tuổi từ 27 – 45 tuổi.

Dù vắc-xin HPV được FDA phê chuẩn tiêm được cho độ tuổi đến 45 tuổi. Ở độ tuổi này nhiều người đã tiếp xúc với vi-rút HPV việc tiêm vắc-xin HPV mang lại ít lợi ích hơn.

3.3. Người đang mang thai.

Không có bằng chứng nào cho thấy tiêm vắc-xin HPV ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể tiêm vắc-xin HPV này sau khi sinh xong.

4. Những lưu ý khi tiêm vắc-xin HPV.

  • Phác đồ tiêm vắc-xin HPV là 3 mũi tiêm, không tiêm liều nhắc lại.
  • Vắc-xin có thể sử dụng ở những mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ,
  • Nữ giới ở độ tuổi chỉ định tiêm vắc-xin, không dị ứng với các thành phần nào của vắc-xin, không mang thai, không mắc các bệnh cấp tính,… đều có thể tiêm được vắc-xin HPV mà không cần xét nghiệm trước khi tiêm.
  • Vắc-xin HPV chứa protein của virus và không gây nhiễm bệnh, không gây ung thư hay gây phát dục sớm.
  • Chưa có bằng chứng nào cho thấy tiêm vắc-xin HPV ảnh hưởng tới việc thụ thai, quá trình thai kỳ, thai nhi phụ nữ mang thai nên tiêm sau sinh. Khi mẹ bầu đã tiêm 1 hoặc 2 mũi mới phát hiện có thai, mẹ bầu nên tạm dừng mũi tiếp theo đến khi sinh xong.
  • Lưu ý, tiêm vắc-xin HPV cũng không thể phòng bệnh tuyệt đối và đối với loại tiêm chủng nào cũng vậy. Tiêm vắc-xin HPV không thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ. 
  • Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi tiêm vắc-xin HPV: sưng đỏ, ngứa vùng tiêm, đôi khi sốt. Khị gặp tình huống trên hãy báo cho nhân viên y tế tiêm phòng. 

Hy vọng, qua bài viết này người đọc đã có những kiến thức về vắc-xin HPV và chủ động tiêm phòng sớm để ngăn ngừa tối đa một số chủng virus HPV gây hại cho sức khỏe. 

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.


Có thể bạn quan tâm
Khí hư màu nâu – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khí hư màu nâu thường khiến nhiều phụ nữ lo lắng vì có thể là...

Nước hoa vùng kín: Cách dùng an toàn

Nước hoa vùng kín giúp tăng tự tin và mang lại hương thơm dễ chịu,...

Cách vệ sinh quần lót đúng cách

Quần lót đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín của chị...