Xét nghiệm nội tiết gồm những gì? Ý nghĩa của xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm nội tiết là quá trình kiểm tra các hormone trong cơ thể để đánh giá sức khỏe sinh sản, chuyển hóa và nhiều chức năng khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ xét nghiệm nội tiết gồm những gì, ý nghĩa của chúng và khi nào cần thực hiện.

1. Xét nghiệm nội tiết là gì?

Nội tiết tố là hệ thống các hormone được tiết ra từ các tuyến nội tiết, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Các tuyến nội tiết chính bao gồm tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tinh hoàn và buồng trứng. Chúng phối hợp chặt chẽ với nhau để điều hòa nhiều chức năng sinh lý.

Xét nghiệm nội tiết tố là phương pháp đánh giá chức năng sinh sản của cả nam và nữ. Phương pháp này bao gồm nhiều xét nghiệm nhỏ, giúp bác sĩ xác định khả năng dự trữ trứng của phụ nữ, nguy cơ rối loạn sinh tinh ở nam giới, và nhiều yếu tố quan trọng khác.

  • Đối với phụ nữ: xét nghiệm nội tiết tố giúp đánh giá khả năng dự trữ noãn, theo dõi sự phát triển của nang noãn, và hoạt động của buồng trứng cũng như chu kỳ rụng trứng. Qua đó, bác sĩ có thể xác định nguy cơ vô sinh do dự trữ buồng trứng kém và phát hiện sớm các rối loạn nội tiết để điều chỉnh kịp thời.
  • Đối với nam giới: xét nghiệm nội tiết tố giúp đánh giá các chỉ số như Testosterone, Androgen, FSH, và LH. Những hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của hệ hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn, đảm bảo quá trình sinh tinh diễn ra bình thường. Xét nghiệm giúp cảnh báo nguy cơ rối loạn sinh tinh và khả năng thụ thai kém, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Xét nghiệm nội tiết gồm những gì? Ý nghĩa của xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm nội tiết tố là phương pháp đánh giá chức năng sinh sản của cả nam và nữ

2. Khi nào cần làm xét nghiệm nội tiết?

Việc xét nghiệm nội tiết tố không chỉ khác nhau ở thời điểm thực hiện mà còn ở thành phần xét nghiệm giữa nam và nữ. Dưới đây là các chi tiết cụ thể:

2. 1. Xét nghiệm nội tiết tố ở nữ giới

Bạn nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố khi:

  • Chu kỳ kinh kéo dài kèm theo lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít.
  • Mất kinh không rõ nguyên nhân mặc dù trước đó kinh nguyệt vẫn đều.
  • Đã cố gắng thụ thai và “thả” trên 1 năm (dưới 35 tuổi) hoặc 6 tháng (trên 35 tuổi).
  • Xuất hiện các triệu chứng như rậm lông, tăng cân bất thường, kinh nguyệt không đều, tâm trạng thất thường – những dấu hiệu của buồng trứng đa nang.
  • Chuẩn bị làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

2. 2. Xét nghiệm nội tiết tố ở nam giới

Nam giới nên thực hiện xét nghiệm khi:

  • Đang mong con và muốn kiểm tra nguyên nhân vô sinh.
  • Bị rối loạn cương dương.
  • Xuất tinh gặp các vấn đề như: tinh trùng ít, tinh trùng loãng.
  • Suy giảm ham muốn tình dục.

2. 3. Thời điểm cụ thể để làm các xét nghiệm nội tiết tố

  • Đối với xét nghiệm prolactin, estrogen, testosterone, progesterone, FSH và LH: Nên thực hiện vào ngày thứ 2 – thứ 3 của chu kỳ kinh.
  • Đối với các xét nghiệm AMH: Có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào.

3. Xét nghiệm nội tiết gồm những gì?

3. 1. Đối với nam giới

Việc kiểm tra các hormone nội tiết tố nam như Testosterone, FSH, Estradiol và Prolactin là rất quan trọng trong việc đánh giá và duy trì sức khỏe sinh sản cũng như chức năng tình dục của nam giới

3. 1. 1. Xét nghiệm Testosterone

Testosterone là hormone quan trọng với sức khỏe sinh sản và tình dục nam giới làm kích thích ham muốn và tăng khoái cảm. Xét nghiệm Testosterone rất đơn giản, thực hiện giống như xét nghiệm máu thông thường, và thường làm vào buổi sáng khi lượng hormone cao nhất.

Trước khi làm xét nghiệm, nam giới không uống bất kỳ loại thuốc nào có thể làm ảnh hưởng đến lượng Testosterone có trong máu. Tùy theo triệu chứng và biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp thăm khám phù hợp. Đôi khi, xét nghiệm cần thực hiện lại để đánh giá chính xác tình trạng hormone trong cơ thể.

Kết quả xét nghiệm Testosterone:

  • Nồng độ Testosterone bình thường: khoảng từ 300 – 1000 ng/dl.
  • Nồng độ Testosterone thấp hơn mức bình thường: gây giảm hứng thú tình dục, mệt mỏi, vô sinh, rối loạn cương dương, giảm năng lượng hoạt động,…

3. 1. 2. Xét nghiệm FSH

FSH (Follicle Stimulating Hormone) giúp phân biệt giữa suy sinh dục có hoặc không kèm suy hạ đồi với cường hạ đồi. Nam giới không có tinh trùng hoặc không tìm ra nguyên nhân suy sinh tinh đều cần thực hiện xét nghiệm FSH. Đôi khi, chỉ số FSH bình thường nhưng quá trình sinh tinh bị ngưng trệ, không có tinh trùng trưởng thành.

Kết quả xét nghiệm FSH:

  • Chỉ số FSH bình thường: 2 – 12 mIU/ml.
  • Chỉ số FSH cao: Tinh hoàn không đáp ứng tốt với kích thích do nội tiết hướng sinh dục tạo ra, quá trình sinh tinh bị tổn thương, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng.
  • Chỉ số FSH thấp: gây suy hạ đồi, tuyến yên.

Cùng với xét nghiệm LH (Luteinizing Hormone), định lượng FSH giúp đánh giá chức năng tuyến sinh dục – trục dưới đồi ở nam giới, cụ thể để chẩn đoán các bệnh bẩm sinh với bất thường nhiễm sắc thể, tình trạng vô sinh, giảm chức năng sinh dục, rối loạn tuyến sinh dục, vùng dưới đồi, tuyến yên.

3. 1. 3. Xét nghiệm Estradiol

Estradiol là một hormone Estrogen có hoạt lực mạnh nhất, sản xuất tại tinh hoàn và tuyến thượng thận ở nam giới. Xét nghiệm Estradiol thường dùng để đánh giá khi trẻ có vấn đề về dậy thì.

Kết quả xét nghiệm Estradiol:

  • Chỉ số bình thường ở nam giới: 28 – 156 pmol/l.
  • Estradiol tăng hơn mức bình thường: dậy thì sớm ở trẻ, tình trạng nữ hóa tuyến vú ở nam giới, rối loạn cương dương.
  • Estradiol giảm: suy tuyến sinh dục hoặc dậy thì muộn.

3. 1. 4. Xét nghiệm Prolactin

Định lượng Prolactin cũng là xét nghiệm nội tiết quan trọng, giúp chẩn đoán các vấn đề bất thường tại hệ sinh dục. Kết hợp với các xét nghiệm khác, xét nghiệm Prolactin dùng để chẩn đoán nguyên nhân vô sinh, chứng vú to, hoặc rối loạn cương dương ở nam giới.

Kết quả xét nghiệm Prolactin:

  • Nồng độ Prolactin bình thường ở nam giới: 2 – 18 ng/ml.
  • Nồng độ Prolactin cao: rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, chứng vú to, hoặc các bệnh lý như u tuyến yên, suy giáp, căng thẳng kéo dài,…
  • Prolactin thấp: nam giới bị ít tinh trùng, tinh trùng suy nhược, giảm chức năng tình dục.

3. 2. Đối với nữ giới

Phụ nữ nên làm xét nghiệm nội tiết tố định kỳ, cách khoảng 1 – 2 năm, để kiểm tra khả năng sinh sản và hoạt động của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, những phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, rối loạn kinh nguyệt, hoặc từng thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cần xét nghiệm thường xuyên.

Phụ nữ nghi ngờ có vấn đề về khả năng sinh sản, bị hiếm muộn, hoặc sảy thai nhiều lần cũng nên làm các xét nghiệm nội tiết tố để đánh giá. Khác với nam giới, xét nghiệm nội tiết nữ giúp đánh giá khả năng dự trữ noãn, hoạt động của buồng trứng, theo dõi sự phát triển của nang noãn và chu kỳ rụng trứng.

Các xét nghiệm nội tiết nữ bao gồm:

3. 2. 1. Xét nghiệm Prolactin

Prolactin là hormone duy trì khả năng sinh sản, ức chế hormone sinh sản kích thích nang FSH và hormone bài tiết GnRH. Hai hormone này kích hoạt sự rụng trứng và đảm bảo trứng hình thành và trưởng thành. Hàm lượng Prolactin cao có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh do rối loạn rụng trứng.

3. 2. 2. Xét nghiệm AMH

Hormone AMH (Anti Müller Hormone) do các tế bào trong nang buồng trứng sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng dự trữ và cung cấp trứng của buồng trứng. Chỉ số AMH thấp phản ánh nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

3. 2. 3. Xét nghiệm FSH

Hormone FSH chịu trách nhiệm kích thích sản xuất trứng. Nồng độ hormone này cao dẫn đến khả năng dự trữ buồng trứng thấp, gây hội chứng buồng trứng đa nang.

3. 2. 4. Xét nghiệm LH

Xét nghiệm hormone LH nên thực hiện vào ngày thứ 2 – 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong những hormone nội tiết quan trọng nhất của quá trình sinh sản. Nồng độ LH bất thường tác động đến quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và vô sinh.

3. 2. 5. Xét nghiệm Estrogen

Estradiol (E2) hay Estrogen là hormone sinh dục nữ quan trọng, điều tiết quá trình sản xuất trong buồng trứng. Nang trứng là nơi tiết estrogen để kích hoạt các chu kỳ sinh sản. Xét nghiệm đo hormone này cũng thường thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của kỳ kinh nguyệt.

3. 2. 6. Xét nghiệm Progesteron

Xét nghiệm Progesteron được sử dụng để đánh giá phụ nữ gặp vấn đề kinh nguyệt hoặc mang thai, giúp bác sĩ xác định có bất thường về rụng trứng. Bằng cách biết khả năng rụng trứng hoặc nguyên nhân mang thai, phụ nữ có thể lựa chọn điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu thai phụ bị nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, nguy cơ sảy thai, hoặc thai nhi phát triển không bình thường, xét nghiệm Progesteron cũng được chỉ định.

3. 2. 7. Xét nghiệm Testosteron

Nồng độ Testosteron quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nam giới và nữ giới. Đối với nữ giới, xét nghiệm Testosteron được sử dụng để chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh, giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt không đều, lông tăng trưởng và xuất hiện các đặc điểm nam tính bất thường.

Xét nghiệm nội tiết gồm những gì? Ý nghĩa của xét nghiệm nội tiết
Nội tiết tố ở mỗi người sẽ khác nhau nên, nếu có ý định thực hiện xét nghiệm nội tiết, tốt nhất bạn nên gọi điện hoặc liên hệ tư vấn trước để biết chính xác về thời điểm thực hiện

4. Lưu ý khi xét nghiệm nội tiết

Nhiều người thắc mắc không biết xét nghiệm nội tiết tố là lấy máu hay bác sĩ sẽ lấy những gì nữa; xét nghiệm nội tiết là lấy máu ở đâu? Các xét nghiệm nội tiết tố nữ hay nam hầu hết đều được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu ở cánh tay. Một số xét nghiệm cần lấy nước tiểu. Không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm này.

Nội tiết tố ở mỗi người sẽ khác nhau nên, nếu có ý định thực hiện xét nghiệm, tốt nhất bạn nên gọi điện hoặc liên hệ tư vấn trước để biết chính xác về thời điểm thực hiện. Trước khi xét nghiệm, bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng, nhất là thuốc tránh thai hay thuốc hormone, vì chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Tại Phòng khám Chuyên Khoa Phụ Sản An Phúc, chúng tôi tự hào có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, đảm bảo mang đến cho bạn những giải pháp tối ưu về sức khỏe sinh sản. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.


Có thể bạn quan tâm
Herpes – Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa

Herpes là bệnh nhiễm trùng do virus gây viêm loét da và niêm mạc. Có...

Polyp cổ tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và phòng ngừa

Polyp cổ tử cung là khối u nhỏ, thường gặp ở phụ nữ trong độ...

Thuốc tránh thai khẩn cấp nên dùng như thế nào để hiệu quả và an toàn?

Thuốc tránh thai khẩn cấp giúp ngăn ngừa thai ngoài ý muốn sau quan hệ...