Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ung thư cổ tử cung thuộc vào nhóm bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và thường gặp ở phụ nữ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này.

Trang bị kiến thức về ung thư cổ tử cung giúp các chị em phụ nữ chủ động hơn trong việc kiểm soát bệnh lý ngay từ đầu.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung của người phụ nữ được bao phủ một lớp mô mỏng – được tạo thành từ các tế bào. Các thế bào ở cổ tử cung (Phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển và tạo ra những khối u trong cổ tử cung.

Hình ảnh tử cung khỏe mạnh
Hình ảnh cổ tử cung khỏe mạnh

2. Triệu chứng biểu hiện của ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ trong thời kỳ tiền ung thư hoặc giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung hầu như không có biểu hiện rõ ràng. Thường các triệu chứng bệnh xuất hiện khi khối u phát triển lớn hoặc có ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể.

Các triệu chứng các chị em có thể gặp khi bị ung thư cổ tử cung:

  • Ra máu âm đạo bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn so với các chu kỳ bình thường, ra máu sau hoặc trong lúc quan hệ, chảy máu sau khi mãn kinh, ra máu sau khi khám phụ khoa hoặc khi đi vệ sinh xong.
  • Đau, có cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục.
  • Đau, khó chịu ở vùng chậu hoặc vùng bụng dưới.
  • Đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần.
  • Khí hư bất thường: có mùi hôi lẫn máu.

Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung có thể bị nhầm lẫn với một vài vấn đề khác như:

  • Nhiễm trùng âm đạo.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn tiết niệu.

3. Nguyên dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung là gì chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều chị em thắc mắc. Có khoảng 99,7% các ca ung thư cổ tử cung đều có sự góp mặt của virus HPV – Human Papilloma Virus (Theo WHO thống kê). Virus HPV được coi là yếu tố lớn nhất dẫn đến mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

HPV là virus có hơn 100 type, khoảng hơn 15 type trong nhóm có nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính cổ tử cung. Trong đó, hơn 70% trường hợp mắc bệnh ở nữ giới nguyên nhân do type 16 và 18, tiếp đến type 31 và 45.

Phần lớn virus HPV lây qua đường tình dục, số ít người bệnh không quan hệ chỉ tiếp xúc ngoài da vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Đa số trường hợp lây nhiễm HPV không có triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể tự khỏi sau 1 thời gian mà không cần can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm type virus HPV có nguy cơ cao, virus có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể gây tổn thương trong cổ tử cung, lâu dần sẽ dẫn đến ung thư.

Quá trình tiến triển bệnh có thể kéo dài 10 – 15 năm, và không có triệu chứng rõ ràng. Một số quốc gia có đời sống quan hệ tình dục sớm, đang có xu hướng trẻ hóa căn bệnh này.

4. Vậy ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Với nền y khoa hiện đại và ngày càng tiến bộ ngày nay, nếu được phát hiện kịp thời bệnh  có thể điều trị khỏi. Phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi và khả năng bảo tồn chức năng sinh sản ngày càng cao. Bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn thì rất khó có thể chữa trị.

Phụ thuộc vào từng giai đoạn phát hiện bệnh mà tỷ lệ điều trị thành công sẽ thay đổi:

  • Giai đoạn tại chỗ (insitu): Bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm, được điều trị tích cực, cơ hội sống trên 5 năm lên đến 96%.
  • Giai đoạn thứ 1: Có đến khoảng 80 – 90% tỷ lệ sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn thứ 2: Tỷ lệ sống trên 5 năm còn 50-60%.
  • Giai đoạn thứ 3: Khả năng sống trên 5 năm còn 25-35%.
  • Giai đoạn thứ 4: Ở giai đoạn này còn số chỉ còn dưới 15%.
  • Trên 90% trường hợp mắc bệnh đến giai đoạn di căn sẽ tử vong trong vòng 5 năm.

Chính vì vậy, phụ nữ cần kiểm tra sức khỏe, tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử. Cũng để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp chị em phụ nữ phòng tránh được nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp chị em phụ nữ phòng tránh được nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

5. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Các chị em phụ nữ hoàn toàn có thể phòng ung thư cổ tử cung nguy hiểm này bằng các biện pháp:

  • Không hút thuốc lá.
  • Quan hệ tình dục an toàn, bằng cách sử dụng bao cao su, hạn chế số lượng bạn tình.
  • Tiêm vắc-xin ngừa HPV đầy đủ.
  • Xét nghiệm Pap định kỳ.

Ung thư cổ tử cung ngày nay rất phổ biến và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của chị em phụ nữ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Chị em cần chủ động tầm soát và tiêm vắc-xin HPV để bảo vệ chính mình!

Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc đã điều trị thành công cho rất nhiều chị em.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.

 


Có thể bạn quan tâm
Thiếu ối: Cách chăm sóc mẹ bầu và phòng ngừa

Thiếu ối là một vấn đề quan trọng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng...

Vô tinh ở nam giới là gì? Có nguy hiểm không?

Vô tinh, tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch, là một trong những...

Cách chữa tinh trùng vón cục và những lưu ý trong quá trình điều trị

Tinh trùng vón cục là một vấn đề sức khỏe sinh sản nghiêm trọng ở...