Tụ dịch màng nuôi khi mang thai – Bật mí những điều cần biết

Bật mí những điều cần biết về tụ dịch màng nuôi khi mang thai: từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách phòng ngừa. Tìm hiểu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

1. Tụ dịch màng nuôi là gì?

Màng nuôi là một màng mỏng giữa tử cung và túi ối bao phủ bào thai với tác dụng bảo vệ thai nhi ở trong buồng tử cung.

Tụ dịch màng nuôi (dịch dưới màng nuôi, xuất huyết dưới màng đệm) là một trong những hiện tượng sản phụ thường gặp trong suốt thai kỳ đặt biệt là giai đoạn 3 tháng đầu. Tụ dịch màng nuôi chỉ hiện tượng tụ máu tại khoảng không gian nằm giữa nhau thai và tử cung của mẹ bầu. Những cục máu này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi khi phát triển lớn hơn, làm túi thai tách khỏi ra thành tử cung và có thể dẫn tới sảy thai.

Tụ dịch màng nuôi có tự hết, Tụ dịch màng nuôi là gì, Tụ dịch màng nuôi ở sản phụ có tự hết không?, Tụ dịch màng nuôi là gì và những điều mẹ bầu cần lưu ý, Bị tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm
Hình ảnh siêu âm tụ dịch màng nuôi

2. Nguyên nhân tụ dịch màng nuôi

 Nguyên nhân phổ biến có nguy cơ dẫn tới tụ dịch màng nuôi ở sản phụ:

  • Mang thai trên 35 tuổi: Phụ nữ lớn tuổi có thể đối mặt với những nguy hiểm khi mang thai, tụ dịch màng nuôi cũng không ngoại lệ. Vì thế khi ở độ tuổi này có kế hoạch mang thai, chị em cần thăm khám sàng lọc trước mang thai giảm thiểu những nguy cơ có thể xảy ra.
  • Nội tiết kém: Khi mang thai chị em gặp các vấn đề về nội tiết làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi đồng thời cũng có nguy cơ cao gặp phải tụ dịch màng nuôi. 
  • Lao động nặng: Khi mang thai phụ nữ phải lao động quá sức có cũng có thể dẫn tới tụ dịch màng đệm cao hơn.
  • Ngoài ra cũng còn rất nhiều nguyên nhân bị tụ dịch màng nuôi mà chưa xác định chính xác được nguyên nhân.

3. Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không?

Dịch dưới màng nuôi có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Một số biến chứng mà sản phụ có thể gặp: 

Khi thăm khám định kỳ bác sĩ đánh giá tình trạng khối máu và đưa ra những chỉ định thông qua các yếu tố: Giai đoạn thai kỳ, kích thước khối máu.

4. Tụ dịch màng nuôi điều trị như thế nào

Các bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố vị trí khối máu tụ, tuổi thai, mức độ nghiêm trọng của xuất huyết âm đạo để đưa phác đồ và biện pháp can thiệp phù hợp, thông thường các bác sĩ không can thiệp nhiều và theo dõi qua các lần thăm khám tiếp theo.

Một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ chỉ định mẹ bầu dùng thuốc nội tiết hay thuốc hỗ trợ làm tan cục máu đông.

Các mẹ bầu mắc tụ dịch máu đông kèm theo các biểu hiện xuất huyết âm đạo, bụng đau âm ỉ, các mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên để đánh giá lượng dịch từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tụ dịch màng nuôi có tự hết, Tụ dịch màng nuôi là gì, Tụ dịch màng nuôi ở sản phụ có tự hết không?, Tụ dịch màng nuôi là gì và những điều mẹ bầu cần lưu ý, Bị tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm
Chuẩn bị tâm lý tốt khi mang thai để ngăn ngừa tụ dịch màng nuôi

5. Trong thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý những gì để phòng ngừa tụ dịch màng nuôi

Để có sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi tốt nhất trong thai kỳ, cần lưu ý:

  • Chuẩn bị sức khỏe, tâm lý tốt trước khi mang thai.
  • Trang bị kiến thức về các bệnh lý có thể gặp trong thai kỳ.
  • Việc xét nghiệm tiền sản lần đầu phải được thực hiện đúng thời gian, chính xác và đầy đủ. 
  • Sàng lọc dị tật thai nhi với mục đích phát hiện sớm các dị tật thai nhi nguy hiểm và can thiệp kịp thời.  
  • Lập kế hoạch dinh dưỡng khoa học và bổ sung rau củ quả dễ tiêu hóa để ngăn ngừa nguy cơ táo bón và nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu. 
  • Nếu bị tụ dịch, mẹ nên hạn chế đi lại và nâng vác vật nặng.Cần được nghỉ ngơi vài tuần để tránh nguy cơ sẩy thai. 

Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc tự hào với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, cùng trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cung cấp các giải pháp y tế tối ưu, giúp chị em trải qua thai kỳ khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 098 512 45 08 hoặc truy cập website để đặt lịch trực tiếp.


Có thể bạn quan tâm
Những ai sẽ bị xuất tinh ngược dòng

Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà nhiều nam giới có thể gặp...

Tê chân tay trong thai kỳ có nguy hiểm không? Cách cải thiện

Tê chân tay trong thai kỳ là tình trạng phổ biến mà nhiều bà bầu...

Tim đập nhanh trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó hiện tượng...