Bệnh lậu – Nỗi ám ảnh tình dục: Khám phá nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

Bệnh lậu là bệnh lây qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ, bệnh mang đến nhiều ảnh hưởng cùng lúc tới nhiều cơ quan: khớp, trực tràng, đường sinh dục, họng,… cần được phát hiện sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức về bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, ảnh hưởng đến các bộ phận như cơ quan sinh dục, miệng và trực tràng.

Triệu chứng ở nam giới thường bao gồm đau rát khi tiểu tiện, tiết dịch hoặc mủ từ niệu đạo, và đôi khi đau tinh hoàn. Ở nữ giới, các biểu hiện bao gồm cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, tiểu khó, tiết dịch âm đạo, chảy máu âm đạo không theo chu kỳ, hoặc đau vùng chậu.

Bệnh lậu có thể lây truyền nhanh chóng qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở, gây ảnh hưởng đến mắt trẻ sơ sinh. Nhiều trường hợp bệnh lậu không có triệu chứng rõ rệt nhưng nếu không được điều trị kịp thời, có thể lan đến van tim hoặc khớp, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo, Mối nguy hiểm mà bệnh lậu gây nên, Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không?, Bệnh lây qua đường tình dục để lại di chứng tâm lý nặng nề, Bệnh lậu dễ gây vô sinh
Bệnh lậu – nỗi ám ảnh tình dục

2. Nguyên nhân gây ra bệnh lậu

Bệnh lậu là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, với các nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Lây truyền qua quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, âm đạo hoặc miệng.
  • Nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với vùng nhiễm bệnh của người khác, bao gồm: dương vật, âm đạo, miệng, hậu môn.
  • Truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường.

Tuy nhiên, vi khuẩn lậu không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể, do đó nguy cơ lây nhiễm qua các vật dụng như bệ ngồi toilet hoặc quần áo là rất thấp.

3. Bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh lậu lây qua đường tình dục khi âm đạo, dương vật, miệng hoặc hậu môn đối tác nhiễm bệnh, kể cả không xuất tinh. Ngoài ra, bệnh lý này có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh thường. Những người từng mắc bệnh, đã được điều trị vẫn có khả năng tái nhiễm khi quan hệ với người bị nhiễm.

4. Triệu chứng của bệnh lậu

Thông thường người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau khi nhiễm bệnh từ 3 đến 5 ngày. Nhưng cũng có một số trường hợp không xuất hiện triệu chứng ở người bị nhiễm bệnh.

4. 1. Ở nữ giới

Thời gian ủ bệnh ở nữ giới thường kéo dài ít nhất 2 tuần. Sau đó, các triệu chứng lâm sàng có thể bao gồm:

  • Đái dắt, đau sau khi quan hệ tình dục và đau vùng xương chậu. Khi khám, có thể phát hiện viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo, đôi khi là viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và tuyến Skene. Phụ nữ hiếm khi có triệu chứng cấp tính.
  • Bệnh lậu ở nữ thường bắt đầu với viêm niệu đạo nhẹ. Người bệnh có triệu chứng khó tiểu và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Khi ấn vào niệu đạo, có thể thấy mủ chảy ra (thường khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ).
  • Viêm cổ tử cung: có biểu hiện ra khí hư, lỗ tử cung đỏ, phù nề và lộ tuyến.
  • Viêm vòi trứng: viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên trên. Hiếm khi lây lan qua đường máu.

4. 2. Ở nam giới

  • Viêm niệu đạo trước cấp tính: Tình trạng này xảy ra ở 90% người mắc bệnh lậu, với triệu chứng ngứa và tấy đỏ ở miệng sáo. Vi khuẩn lậu gây viêm xuất tiết niệu đạo trước, dẫn đến chảy chất nhầy và cảm giác tiểu nóng, buốt. Chất mủ trắng hoặc vàng đục xuất hiện, cảm giác tiểu buốt tăng lên. Khi thử nghiệm nước tiểu ở 2 cốc, cốc thứ nhất sẽ đục.
  • Viêm niệu đạo toàn bộ: Nếu không được điều trị, sau 10-15 ngày, bệnh tiến triển thành tiểu dắt, khó khăn, có thể ra máu, nhiều mủ, hạch bẹn sưng đau và cường dương. Khi thử nghiệm nước tiểu ở 2 cốc, cả 2 cốc đều đục.
  • Lậu mãn tính: Sau 1 tháng không điều trị, bệnh trở thành lậu mạn tính, với triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt giảm dần, còn lại giọt nhầy mủ buổi sáng, gọi là dấu hiệu giọt ban mai.
  • Bán cấp: Trong một số trường hợp, dù được điều trị, bệnh vẫn có thể chuyển thành bán cấp, gây viêm các tuyến cạnh dây hãm ở rãnh quy đầu, viêm các tuyến Littre, tuyến Cowper, và các tuyến cạnh miệng sáo.

5. Điều trị bệnh lậu

Bệnh lậu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Vì vậy, nếu vẫn còn triệu chứng sau khi uống hết thuốc, người bệnh nên đến gặp bác sĩ. Hãy uống thuốc đúng theo chỉ định và không chia sẻ thuốc với người khác. Khi điều trị bệnh lậu, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Điều trị cho cả vợ, chồng và bạn tình.
  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động gây tổn thương bộ phận sinh dục – tiết niệu như đi xe đạp, chạy nhảy, v.v.
  • Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn kèm theo như C.trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn, v.v. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

6. Phòng ngừa bệnh lậu

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lậu bằng cách tuân thủ các biện pháp sau:

  • Luôn sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế số lượng đối tác tình dục.
  • Thảo luận về sức khỏe với đối tác và thực hiện xét nghiệm định kỳ.
  • Tìm kiếm tư vấn từ bác sĩ về an toàn trong quan hệ tình dục.
  • Cẩn thận khi tham gia hoạt động tình dục dưới tác động của ma túy hoặc rượu.
Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo, Mối nguy hiểm mà bệnh lậu gây nên, Bệnh lậu ở nữ có nguy hiểm không?, Bệnh lây qua đường tình dục để lại di chứng tâm lý nặng nề, Bệnh lậu dễ gây vô sinh
Để phòng ngừa bệnh lậu các cặp đôi cần dùng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục

Bệnh lậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy chăm sóc sức khỏe và an toàn của bản thân bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ y tế khi cần thiết.

Khi gặp các dấu hiệu trên hay có bất thường hãy thăm khám ngay tại cơ sở y tế uy tín để nhận sự can thiệp kịp thời và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Phòng khám chuyên khoa sản phụ An Phúc quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại. Phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa giúp phát hiện chính xác nguyên nhân ngứa vùng kín và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để, bảo vệ sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.


Có thể bạn quan tâm
Tử cung hai sừng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tử cung hai sừng là một dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến...

Khí hư – Dịch âm đạo có vai trò gì?

Khí hư, hay dịch âm đạo, là yếu tố không thể thiếu trong sức khỏe...

Khô âm đạo: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khô âm đạo hay khô vùng kín, là tình trạng không hiếm gặp, gây ra...