Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo và cách phòng ngừa

Nấm âm đạo là căn bệnh phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ có gia đình. Một vài nghiên cứu cho thấy, có đến 75% phụ nữ trên thế giới có khả năng mắc bệnh lý phụ khoa này.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa do nấm là gì? Cách phòng tránh như thế nào? Chắc hẳn đây là vấn đề mà chị em phụ nữ rất quan tâm. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc tìm hiểu nhé!

1. Nấm âm đạo là gì?

Nấm âm đạo có tên gọi khác nấm vùng kín, nấm phụ khoa là tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ vùng kín, có dịch tiết ra màu trắng vón cục và mùi hôi khó chịu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý phụ khoa này nhưng do nấm Candida albicans là một trong những nguyên nhân phổi biến nhất.

Âm đạo của phụ nữ khi khỏe mạnh, nấm Candida albicans không có môi trường phát triển. Tuy nhiên, khi nồng độ pH trong âm đạo mất cân bằng, các lớp màng bảo vệ phá vỡ lúc này là điều kiện phát triển cho những loại nấm gây bệnh trên.

Nấm âm đạo thường có tình tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ vùng khín
Nấm âm đạo thường có tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ vùng kín

Nấm âm đạo là bệnh phụ khoa khá phổ biến, dễ dàng điều trị nhưng nếu chị em không vệ sinh đúng cách bệnh có thể tái phát. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm lý chị em phụ nữ. Nếu để tình trạng nấm kéo dài, bệnh có thể ảnh gây nên những bệnh lý nguy hiểm: nhiễm khuẩn huyết, suy giảm miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.  

2. Những dấu hiệu cho thấy chị em đang bị nấm âm đạo.

Ngoài triệu chứng ngứa và khó chịu, chị em có thể một hoặc tất cả các triệu chứng sau đây:

  • Rát hoặc đau khi đi tiểu.
  • Quan hệ tình dục bị đau.
  • Tiết ra nhiều dịch âm đạo.
  • Sưng và nóng, đỏ phần bên ngoài của bộ phận sinh dục.
  • Dịch âm đạo đặc, không mùi, màu trắng.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của nấm âm đạo tương tự như các biểu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng khác: nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Việc xác định chính xác đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị.

3. Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo

Nấm âm đạo có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, sau đây là một số nguyên nhân:

  • Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Nồng độ pH cân bằng vốn có trong âm đạo bị thay đổi làm cho nấm có điều kiện phát triển gây bệnh.
  • Dùng đồ lót quá chật, không thấm hút mồ hôi, không thoáng khí, vệ sinh đồ lót không đúng cách, không thường xuyên thay quần lót.
  • Sử dụng băng vệ sinh chất lượng không đảm bảo.
  • Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn.
  • Phải dùng kháng sinh trong một thời gian dài.
  • Phụ nữ mang thai, đang có bệnh nền là tiểu đường.
  • Các nguyên nhân khác: Chế độ ăn uống với hàm lượng dinh dưỡng thấp, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thiếu ngủ, miễn dịch suy yếu,….

4. Biến chứng nấm âm đạo.

Nấm âm đạo không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống: Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, âm đạo ngứa rát, sưng tấy thậm chí gây lở loét và rách mô âm đạo.

Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng, suy giảm miễn dịch, giảm khả năng sinh sản, có nguy cơ dẫn đến sảy thai, sinh non đối với mẹ bầu,…

5. Bị nấm âm đạo khi nào nên đi thăm khám?

Chị em cần đi khám ngay khi gặp các vấn đề sau:

  • Lần đầu tiên bạn có những triệu chứng của nấm âm đạo.
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị bằng phương pháp dùng thuốc đặt, thuốc bôi chống nấm (thuốc không kê đơn)
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng khác.
Lựa chọn đồ lót với chất liệu thoáng mát, thông thoáng mồ hôi
Lựa chọn đồ lót với chất liệu thoáng mát, thông thoáng mồ hôi

6. Cách phòng ngừa.

Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh, chị em phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe bằng cách: 

  • Vệ sinh vùng kín sạch đúng cách.
  • Dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, vệ sinh bên ngoài vùng kín, không thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Dùng đồ lót vừa với cơ thể, lựa chọn chất liệu thoáng mát, thông thoáng mồ hôi.
  • Giặt riêng đồ lót, phơi ở những nơi có khô ráo thoáng mát. Thay mới đồ lót định kỳ sau 3 – 6 tháng sử dụng.
  • Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy, sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như bao cao su.
  • Kiểm tra sức khỏe phụ khoa, sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần. Cần tuần thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến bệnh lý nấm âm đạo. Hy vọng bài viết trên giúp chị em có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe.

Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc đã điều trị thành công cho rất nhiều chị em.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.


Có thể bạn quan tâm
Khí hư màu nâu – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khí hư màu nâu thường khiến nhiều phụ nữ lo lắng vì có thể là...

Nước hoa vùng kín: Cách dùng an toàn

Nước hoa vùng kín giúp tăng tự tin và mang lại hương thơm dễ chịu,...

Cách vệ sinh quần lót đúng cách

Quần lót đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín của chị...