Khuyết sẹo mổ sau sinh có thể dẫn đến những nguy hiểm gì và 4 cách xử lý

Khuyết sẹo mổ lấy thai, còn gọi là khuyết sẹo sau sinh mổ, có thể gây đau đớn kéo dài, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nhận biết và điều trị sớm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe phụ nữ sau sinh.

1. Khuyết sẹo mổ lấy thai là gì?

Khuyết sẹo mổ lấy thai, hay còn gọi là khuyết sẹo do vết mổ đẻ cũ, là sự mất liên tục của thành trước tử cung tạo thành hốc tại vị trí vết mổ lấy thai cũ. Tình trạng này được mô tả chi tiết lần đầu vào năm 1995 bởi bà H.Morris. Khuyết sẹo mổ lấy thai thay đổi 19-84% và có xu hướng ngày càng tăng.

Khuyết sẹo mổ lấy thai là tình trạng khá phổ biến rất hay gặp. Nó gây ra hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: vô sinh thứ phát, viêm nhiễm, rau cài răng lược… Việc nhận biết và điều trị sớm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ sau sinh.

 

Khuyết sẹo mổ lấy thai - dịch buồng tử cung, Điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai, Khuyết sẹo mổ lấy thai điều trị thế nào?, Khuyết sẹo mổ lấy thai khiến người phụ nữ vô sinh, Tụ dịch vết mổ sau sinh, Khuyết sẹo mổ lấy thai có nhất thiết phải mổ?
Khuyết sẹo mổ lấy thai, hay còn gọi là khuyết sẹo do vết mổ đẻ cũ

 

2. Triệu chứng khuyết sẹo mổ lấy thai 

Khi có những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời khuyết sẹo mổ lấy thai:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là âm đạo ra huyết bất thường, không trong kỳ kinh nguyệt. Việc ra huyết bất thường này có thể là dấu hiệu của khuyết sẹo mổ.
  • Kinh nguyệt kéo dài: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, máu ra dai dẳng, màu đỏ thẫm, đen hoặc nhầy nâu. Kinh nguyệt kéo dài hay còn gọi là rong kinh có thể là một biểu hiện rõ rệt của khuyết sẹo mổ.
  • Đau vùng chậu: Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau liên tục ở vùng chậu. Có tới 40% người bệnh gặp tình trạng này. Nguyên nhân có thể do tình trạng co kéo hoặc lạc nội mạc tử cung tại vị trí sẹo mổ, gây ra cơn đau kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
  • Thống kinh: Khi cổ tử cung co bóp để đẩy máu ra ngoài, chị em thường gặp phải tình trạng đau tức phần bụng dưới, mệt mỏi và đau đớn trong suốt thời gian hành kinh. Đây là một triệu chứng phổ biến nhưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn với người bị khuyết sẹo mổ.
  • Vô sinh thứ phát: Khuyết sẹo mổ có thể gây ra tình trạng vô sinh thứ phát, làm giảm khả năng mang thai tự nhiên của phụ nữ. Sự xuất hiện của khuyết sẹo có thể làm thay đổi cấu trúc tử cung, gây cản trở quá trình thụ thai.
  • Thất bại chuyển phôi nhiều lần: Người bệnh gặp khó khăn trong việc chuyển phôi do khuyết sẹo mổ. Những lần chuyển phôi thất bại liên tiếp có thể là dấu hiệu cho thấy cần phải kiểm tra và điều trị khuyết sẹo mổ.

Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Việc phát hiện và điều trị kịp thời khuyết sẹo mổ lấy thai là vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm.

3. Nguyên nhân dẫn đến khuyết sẹo mổ lấy thai

Tính đến nay chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến khuyết sẹo mổ lấy thai. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến khuyết sẹo mổ lấy thai bao gồm:

  • Quá trình chuyển dạ có vết mổ thấp, gần cổ tử cung: Khi vết mổ nằm quá thấp, gần cổ tử cung, vùng này sẽ phải chịu áp lực lớn trong quá trình mang thai đến khi sinh. Do đó, việc lành sẹo tại vị trí này trở nên khó khăn, dễ dẫn đến khuyết sẹo.
  • Mổ khi cổ tử cung > 5cm: Nếu ca mổ diễn ra khi cổ tử cung đã mở rộng trên 5cm, nguy cơ tổn thương và khả năng phục hồi của tử cung giảm đi đáng kể. Vết mổ khi này dễ bị căng giãn và không lành hoàn toàn, dẫn đến khuyết sẹo.
  • Chuyển dạ kéo dài trên 5 giờ: Thời gian chuyển dạ kéo dài gây áp lực và căng thẳng lớn lên tử cung. Quá trình này không chỉ làm tăng nguy cơ tổn thương mô tử cung mà còn làm chậm quá trình phục hồi, góp phần tạo ra các khuyết sẹo sau mổ.
  • Nhiễm trùng sau mổ: Nếu sản phụ bị nhiễm trùng sau khi mổ, vùng sẹo có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng khuyết sẹo.
  • Kỹ thuật mổ và khâu vết thương: Kỹ thuật mổ không đúng hoặc kỹ thuật khâu vết thương không tốt cũng có thể gây ra các vấn đề trong quá trình lành sẹo, dẫn đến khuyết sẹo.
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát: Các bệnh lý nền như tiểu đường, béo phì, hoặc các bệnh lý về máu cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lành sẹo, làm tăng nguy cơ khuyết sẹo mổ lấy thai.

Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp sản phụ và bác sĩ có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ khuyết sẹo sau mổ lấy thai.

Khuyết sẹo mổ lấy thai - dịch buồng tử cung, Điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai, Khuyết sẹo mổ lấy thai điều trị thế nào?, Khuyết sẹo mổ lấy thai khiến người phụ nữ vô sinh, Tụ dịch vết mổ sau sinh, Khuyết sẹo mổ lấy thai có nhất thiết phải mổ?
Khi vết mổ nằm quá thấp việc lành sẹo tại vị trí này trở nên khó khăn, dễ dẫn đến khuyết sẹo

4. Xử lý khuyết sẹo mổ 

Việc chọn lựa phương pháp xử lý khuyết sẹo mổ sau sinh dựa vào kinh nghiệm của phẫu thuật và tình trạng của người bệnh:

  • Phẫu thuật soi buồng tử cung sửa khuyết sẹo mổ lấy thai: Là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu bằng cách sử dụng các dụng cụ soi buồng tử cung để xử trí khuyết sẹo.
  • Mổ mở xử trí vùng khuyết: Phẫu thuật mổ mở có thể tiến hành cắt bỏ hoàn toàn nội mạc tử cung và tái tạo tử cung.
  • Nội soi ổ bụng xử trí vùng khuyết: Tương tự mổ mở, vùng khuyết được cắt lọc các mép bằng kéo và khâu phục hồi qua nội soi.
  • Phẫu thuật xử trí khuyết sẹo mổ lấy thai đường âm đạo: Phương pháp sử dụng khi xác định được khuyết sẹo nằm thấp ở vùng eo tử cung.

Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc tự hào với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp y tế tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho các trường hợp khuyết sẹo mổ sau sinh.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 098 512 45 08 hoặc truy cập website của chúng tôi để đặt lịch trực tiếp.


Có thể bạn quan tâm
Tê chân tay trong thai kỳ có nguy hiểm không? Cách cải thiện

Tê chân tay trong thai kỳ là tình trạng phổ biến mà nhiều bà bầu...

Tim đập nhanh trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó hiện tượng...

Thiếu ối: Cách chăm sóc mẹ bầu và phòng ngừa

Thiếu ối là một vấn đề quan trọng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến...