Nang Naboth cổ tử cung là gì? Dấu hiệu nhận biết? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nang naboth cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường hay gặp ở phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, bệnh thường có biểu hiện chảy máu âm đạo, ra nhiều khí hư,.. Bệnh lý này cũng được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm.

Việc trang bị kiến thức về naboth là việc rất cần thiết giúp các chị em có thể phòng tránh được các nguy cơ mắc phải bệnh lý này hoặc kiểm soát kịp thời khi có những dấu hiệu mắc phải. Hãy cùng Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc tìm hiểu thêm về bệnh lý này nhé!

1. Nang naboth cổ tử cung là gì?

Nang naboth cổ tử cung hay còn gọi u nang naboth – Nabothian cysts là các u nang nhỏ ở bề mặt cổ tử cung. Khi biểu mô lát tăng sinh quá mức, sẽ tràn ra và bao trùm lên vùng biểu mô tuyến.

Nang naboth được hình thành khi các tế bào biểu mô tuyến tiết dịch, những chất dịch này không thoát ra được gây tắc nghẽn, làm cho các nang naboth to căng phồng ở vùng tử cung hình thành.

Hình ảnh nang naboth cổ tử cung
Hình ảnh nang naboth cổ tử cung

2. Nguyên nhân gây ra nang naboth.

Phần lớn nguyên nhân gây ra nang naboth cổ tử cung là sự thay đổi các tuyến chảy ở bề mặt cổ tử cung. Các nguyên nhân: 

  • Tắc nghẽn tuyến chảy: Nang naboth cổ tử cung được hình thành khi các tuyến chảy cổ tử cung bị tắc nghẽn. Có thể là do chất nhầy bị bao phủ trong các tuyến không thoát ra được đây là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn. Do quá trình làm sạch tự nhiên hoặc mảng chảy tự nhiên của cổ tử cung bị gián đoạn. 
  • Chấn thương tại vùng tử cung: Các tổn thương hoặc chấn thương trực tiếp đến môn mền của cổ tử cung làm tắc nghẽn các tuyến chảy, góp phần tạo nên sự hình thành naboth cổ tử cung.
  • Hormone thay đổi: Sự thay đổi nội tiết tố nữ làm tăng nguy cơ hình thành các nang naboth. Điều này xảy ra khi có sự thay đổi, hormone trong quá trình tăng trưởng như trong thời gian thai kỳ, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc trị bệnh,…
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm nhiễm trong cổ tử cung hoặc do vi khuẩn tác động gây viêm âm đạo có thể gây tắc nghẽn và hình thành các u nang naboth cổ tử cung. Tác nhân vi khuẩn hoặc vi khuẩn khác có thể xâm nhập vào các tuyến chảy và gây viêm nhiễm, từ đó làm tắc nghẽn và tăng nguy cơ hình thành nang naboth.

3. Các dấu hiệu nhận biết nang naboth cổ tử cung.

Nang naboth cổ tử cung không có triệu chứng cụ thể, thường bị nhầm với biểu hiện của bệnh lý phụ khoa. Hầu hết những trường hợp chị em phụ nữ mắc nang naboth được phát hiện ngẫu nhiên khi kiểm tra phụ khoa.

Một số biểu hiện mà các chị em có thể phát hiện sớm u nang naboth tử cung:

  • Khí hư bất thường: Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, có màu trắng đục, màu vàng và mùi hôi tanh khó chịu.
  • Những ngày “đèn đỏ” bụng đau dai dẳng.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Âm đạo xuất huyết bất thường khi chưa đến kỳ kinh nguyệt.
  • Thường xuyên đau bụng dưới.
  • Quan hệ tình dục bị đau rát, đôi khi bị chảy máu.
  • Giảm ham muốn tình dục, âm đạo có cảm giác bị đầy.
Nang naboth cổ tử cung có thể làm giảm ham muốn ở chị em
Nang naboth cổ tử cung có thể làm giảm ham muốn ở chị em

4. Nang naboth tử cung có nguy hiểm không?

Nang naboth là một trong những tổn thương lành tính của cổ tử cung nên không có tác động làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, không gây nguy hiểm.

Nang naboth ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ khi kèm theo các tổn thương hoặc biến chứng. Biến chứng hay gặp nhất là biến chứng viêm, nhiễm cơ quan sinh sản. Khối nang bị vỡ còn có thể gây nhiễm lên buồng tử cung, buồng trứng, viêm tắc vòi trứng, khả năng sinh sản bị ảnh hưởng.

Một số biến chứng khác có thể gặp nhưng khả năng rất ít: ung thư, vô sinh,…

5. Các phương pháp điều trị nang naboth cổ tử cung.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị nang naboth cổ tử cung. Một số phương pháp phổ biến:

5.1. Điều trị nội khoa.

Với các nang naboth ít và nhỏ,… thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách thuốc để làm các nang teo dần dần giúp cổ tử cung trở lại trạng thái ban đầu.

5.2. Chọc hút nang.

Đến giai đoạn nang phát triển to, liên kết thành từng cụm, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chọc hút để giúp dịch thoát ra ngoài làm khối nang tiêu bớt, tránh tình để nang phát triển quá lớn.

5.3. Đốt điện – Đốt lạnh.

Hai giải pháp thường dùng nhất đối với phương pháp đốt là: 

  • Đốt điện nang naboth: Người bệnh được gây tê tại chỗ, bác sĩ dùng dòng điện để đốt lớp bên ngoài cùng của cổ tử cung. Do đó không gây đau đớn, chảy máu, phương pháp này rất được ưa chuộng.
  • Đốt lạnh nang naboth: hủy diệt nang trong cổ tử cung bằng các dùng nitơ lỏng làm đông cứng nang.

6. Phòng ngừa nang naboth tử cung thế nào?

Dưới đây là các biện pháp có thể áp dụng để phòng ngừa nang naboth cổ tử cung: 

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện và kiểm soát sớm bất kỳ vấn đề về sức khỏe để điều trị kịp thời.
  • Vệ sinh đúng cách tránh gây tổn thương cho cổ tử cung.
  • Dùng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục.
  • Tạo thói quen lối sống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
  • Cân bằng hormone.

Tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. An Phúc đã điều trị thành công cho rất nhiều chị em.
Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, Quý khách vui lòng gọi Hotline 098 512 45 08 hoặc đặt lịch trực tiếp tại đây.

 


Có thể bạn quan tâm
Dị tật ống thần kinh thai nhi: Những thông tin cần biết

Dị tật ống thần kinh thai nhi là tình trạng bẩm sinh ảnh hưởng đến...

Phát hiện dị tật nứt đốt sống ở thai nhi: Nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phát hiện sớm

Dị tật nứt đốt sống ở thai nhi là một khiếm khuyết bẩm sinh có...

Thời điểm phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi?

Bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi là tình trạng dị tật về cấu trúc...