Ốm nghén khi mang thai – Nguyên nhân và những lưu ý

Ốm nghén được hiểu đơn giản là những dấu hiệu cảm thấy buồn nôn và nôn, diễn ra nhiều lần trong ngày. Đa số mẹ bầu xuất hiện triệu chứng ốm nghén từ tuần 4-6 của thai kỳ và sẽ giảm sau thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, với một số mẹ bầu ốm nghén ngày càng nặng hơn và khó kiểm soát.

1. Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là những tình trạng khi bà bầu cảm thấy khó chịu, bụng đầy hơn, xuất hiện nhiều lần trong ngày. Ốm nghén là tình trạng thường gặp rất phổ biến đối với phụ nữ mới có thai. Ốm nghén thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.

om-nghen-khi-mang-thai
Đa số mẹ bầu xuất hiện triệu chứng ốm nghén từ tuần thứ 4

2. Các dấu hiệu của cơn nghén

Ốm nghén khi mang thai mẹ bầu gặp phải vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là khi có sự kích thích về mùi các loại thực phẩm như cá sống, thịt sống,.. mẹ bầu có cảm giác buồn nôn và nôn. Cơ thể mẹ bầu sẽ bị mất nước khi nôn quá nhiều. Sự nhạy cảm về mùi vị thức ăn khiến mẹ bầu không chán ăn, ăn không thấy ngon miệng.

Thêm vào đó, mẹ bầu có thể thêm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, sụt cân do không cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Vì thế, có thể dễ dàng nhận thấy sự mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào công việc ở những mẹ bầu bị nghén.

3. Nguyên nhân ốm nghén

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén khi mang thai chưa được làm rõ. Trong một số nghiên cứu, mẹ bầu bị nghén là do sợ thay đổi nội tiết tuyến sinh dục khi mang thai, cụ thể là Progesteron và HCG. Cơ thể mẹ bầu sản sinh một lượng lớn hormone Progesterone làm giãn các cân cơ ở hệ tiêu hóa, do đó thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, tạo ra cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, kèm theo khả năng tiêu hóa dẫn đến chứng khó tiêu.

Những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nghén khi mang thai:

  • Di truyền: Những thai phụ có mẹ bị ốm nghén khi mang thai trước đây.
  • Thói quen ăn uống chưa được điều độ.
  • Thần kinh của mẹ bầu nhạy cảm với những loại thực phẩm có mùi vị.

Cũng có một trong những mẹ bầu có khả năng bị nghén nặng như:

  • Thể trạng quá gầy.
  • Mang thai lần đầu tiên.
  • Có tiền sử nghén nặng trong những lần mang thai trước.
  • Mắc bệnh nguyên bào nuôi, do có sự gia tăng của tế bào bên trong buồng tử cung.
  • Mang song thai hoặc đa thai.

4. Kiểm soát ốm nghén

Tùy thuộc vào mức độ nghén nhẹ hay nặng mà mẹ bầu có thể kiểm soát điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, hay bằng thuốc để cải thiện tình trạng này để cải thiện tình trạng này để cải thiện tình trạng này, để mẹ bầu có một cuộc sống thoải mái mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc.

4. 1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

4. 1. 1. Chế độ ăn uống được khuyến khích cho mẹ bầu

  • Không nên ăn quá no, chia nhỏ các bữa trong ngày khoảng 5-6 bữa ăn/ngày.
  • Hạn chế ăn những loại thức ăn có mùi.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp (không bao gồm sắt).
  • Sau mỗi bữa ăn bạn có thể ngậm kẹo gừng, vị gừng làm mẹ bầu dễ chịu hơn.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày, những loại nước hoa quả, nước chanh sẽ làm bạn dễ chịu hơn. Nếu vẫn còn khó chịu mẹ bầu có thể ngậm một ít đá viêm.
  • Mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, táo, chuối, bánh mì nướng, ra củ có màu xanh đậm, trứng,… và thực phẩm giàu vitamin C để chống nôn. 
  • Để tránh dạ dày rỗng, trước khi đánh răng hoặc ra khỏi giường mẹ bầu nên ăn ít bánh quy hoặc sữa hạt.
om-nghen-khi-mang-thai
Mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt

4. 1. 2. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng

  • Không nên để bụng đói.
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Các loại: rượu bia, cà phê, nhiều chất béo, cay nóng,… khiến tình trạng nghén trở nên trầm trọng, mẹ bầu nên tránh.

4. 2. Giải tỏa tâm lý

Có một tinh thần thoải mái là điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, là những việc mà mẹ bầu thích, tránh những căng thẳng, lo lắng. Nếu tình trạng nghén nặng, khiến mẹ bầu mệt mỏi nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

om-nghen-khi-mang-thai-3
Tập yoga giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn

4. 3. Chế độ luyện tập

Nghiên cứu cho thấy, luyện tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu, vừa làm giảm các triệu chứng ốm nghén. Vì thế, mẹ bầu cần lựa chọn các bài tập hít thở, đi bộ, yoga, bơi lội giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.Dùng thuốc để hỗ trợ kiểm soát ốm nghén

Nếu tình trạng ốm nghén nghiêm trọng làm mẹ bầu sụt cân, mất nước và rối loạn điện giải có thể dẫn đến nhập viện. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc để giảm tình trạng nghén. Việc dùng thuốc mẹ bầu sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng được kê đơn.

Trước khi sử dụng bất cứ biện pháp nào để đảm bảo an toàn mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp nhất.

Tại phòng khám Phòng khám chuyên Khoa Sản Phụ An Phúc được trang bị thiết bị hiện đại bậc nhất, đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, luôn đề cao y đức, tư vấn tận tình với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm giúp quá trình mang thai của mẹ bầu trở nên an toàn và nhẹ hơn. Trong cả quá trình mang bầu, thai phụ sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, giải pháp xử lý cho sức khỏe của cả mẹ và bé.


Có thể bạn quan tâm
Cần lưu ý như thế nào khi thẩm mỹ vùng kín

Thẩm mỹ vùng kín không chỉ mang đến sự tự tin cho phụ nữ mà...

Cách khắc phục chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, gây ra cơn đau...

Ngày dự kiến sinh là gì? các tính như thế nào?

Ngày dự kiến sinh là mốc quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ bầu chuẩn...