Trang bị kiến thức về mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng thụ tinh phát triển ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng. Dấu hiệu gồm đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường. Việc phát hiện sớm qua siêu âm và xét nghiệm máu là rất quan trọng để tiến hành điều trị kịp thời.

1. Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung hay có tên gọi khác là chửa ngoài tử cung là hiện tượng sau khi thụ tinh, trứng làm tổ và phát triển ở bên ngoài buồng tử cung mà không phải bên trong tử cung người mẹ như thông thường. Sản phụ khi gặp phải tình trạng này, có thể bị chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, thậm chí thai phụ không được kịp thời cấp cứu còn bị đe dọa tới tính mạng.

Khi chửa ngoài tử cung, phôi thai khó có thể phát triển bình thường, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chửa ngoài tử cung là nguyên nhân của 3-4% trong số trường hợp liên quan đến thai nghén.

Mang thai ngoài tử cung, Mang thai ngoài tử cung có thể có con không, Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì, Chửa ngoài tử cung và phương pháp điều trị, Mang thai ngoài tử cung liệu có nguy hiểm
Hình ảnh minh họa mang thai ngoài tử cung

2. Các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung có thể làm hưởng nguy hiểm tới sản phụ. Vì vậy việc trang bị các dấu hiệu nhận biết chửa ngoài tử cung có thể bảo vệ các mẹ tốt hơn, tuy nhiên mang thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu giống với mang thai thông thường, rất khó chẩn đoán:

  • Ra máu sau khi trễ kinh: Chửa ngoài tử cung có xuất hiện máu chậm hơn so với chu kỳ kinh dự kiến. Nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp xuất huyết sớm hơn hoặc đúng vào ngày kinh. Dấu hiệu xuất huyết do chửa ngoài tử cung ra máu kéo dài hơn, lượng máu ra ít một, có màu thẫm và không đông lại. 
  • Đau bụng dưới hoặc đau vùng xương chậu: Dấu hiệu đau bụng dữ dội là dấu hiệu nhận biết sớm chửa ngoài tử cung. Bắt đầu từ cơn đau âm ỉ và sẽ tăng dần, có thể kéo dài. Khi vòi trứng vỡ ra, sản phụ sẽ đau bụng dưới, một bên dữ dội. Các dấu hiệu này kéo dài, ngày càng nặng hơn làm cho sản phụ xanh xao, mệt lả có thể dẫn tới hôn mê, cần đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Chảy máu âm đạo bất thường: Hiện tượng này dễ bị nhầm với chu kỳ kinh nguyệt hoặc các trường hợp đã biết mình có thai lại có thể bị nhầm sang dấu hiệu sảy thai sớm. Các chị em cần theo dõi và thăm khám sớm với các bác sĩ để được tư vấn.
  • Chuột rút: Trong thai kỳ bà bầu sẽ đối diện với chuột rút, nếu chuột rút nặng hay chuột rút kèm theo đau bụng, chảy máu âm đạo,… đó có thể là dấu hiệu bạn đang chửa ngoài tử cung. 

3. Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung

Không thể xác định rõ nguyên nhân dẫn tới chửa ngoài tử cung. Nhưng đa số các trường hợp chửa ngoài tử cung đều liên quan đến những nguyên nhân sau: 

  • Ống dẫn trứng gặp các vấn đề: viêm, nhiễm trùng, có sẹo do thai phụ từng phẫu thuật;
  • Nội tiết có hoạt động bất thường;
  • Cơ quan sinh dục dị dạng;
  • Di truyền; 
  • Mẹ bầu mắc những bệnh lý làm ảnh hưởng đến hoạt động của ống dẫn trứng hay tới các cơ quan sinh sản khác.

Một số yếu tố có khả năng dẫn đến mang thai ngoài tử cung:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi phụ nữ có khả năng mang thai ngoài tử cung càng cao. 
  • Tiền sử: Phụ nữ từng chửa ngoài tử cung, trong lần mang thai tiếp theo sẽ có tỷ lệ 10% trong những lần mang thai tiếp theo.
  • Nhiễm trùng: Nguy cơ có thai ngoài tử cung sẽ cao hơn khi phụ nữ từng nhiễm trùng, viêm ống dẫn trứng. Viêm vòi trứng, viêm vùng chậu (PID) có ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ chửa ngoài tử cung.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục: Chlamydia, bệnh lâu,..
  • Hút thuốc lá: Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
  • Điều trị vô sinh: Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng trong quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung. 
  • Thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai (IUD): Việc dùng các biện pháp tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
  • Thắt ống dẫn trứng: Đây là phương pháp tránh thai ở nữ giới, nhưng nếu sau này muốn có thai cũng không tránh khỏi khả năng chửa ngoài tử cung cao hơn.

4. Mang thai ngoài tử cung dẫn đến những tác hại gì?

Chửa ngoài tử cung nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể mang đến những biến chứng nghiêm trọng:

  • Chảy máu trong: Khi thai ở ngoài tử cung vỡ ra làm cho mẹ chảy máu ồ ạt, cần được cấp cứu kịp thời tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Ống dẫn trứng tổn thương: Mang thai ngoài tử cung có thể dẫn tới những tổn thương ở ống dẫn trứng.
  • Trầm cảm: Khi mất thai có thể làm cho người phụ nữ gặp cú sốc tâm lý dễ rơi vào trạng thái trầm cảm stress kéo dài.
Mang thai ngoài tử cung, Mang thai ngoài tử cung có thể có con không, Dấu hiệu thai ngoài tử cung là gì, Chửa ngoài tử cung và phương pháp điều trị, Mang thai ngoài tử cung liệu có nguy hiểm
Các chị em cần kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ để phòng ngừa phát hiện sớm nguy cơ mang thai ngoài tử cung

5. Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Các chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách có thể thay đổi sinh hoạt, duy trì sức khỏe sinh sản tốt. Những biện pháp chị em có thể áp dụng:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Giảm nguy cơ mắc bệnh lý lây qua đường tình dục giảm nguy cơ mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến chửa ngoài tử cung.
  • Không hút thuốc lá: Đây là việc giảm nguy cơ dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ: Phát hiện và kiểm soát sớm các vấn đề về bệnh phụ khoa là một trong những nguy cơ phổ biến dẫn đến chửa ngoài tử cung.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: Theo chuyên gia việc lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp làm tăng khả năng chửa ngoài tử cung.

Có một thai kỳ khỏe mạnh là điều mà chị em nào cũng mong muốn. Vì vậy, mang thai ngoài tử cung, chị em cần tập trung chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ giúp cơ thể mau chóng phục hồi. Khi có kế hoạch mang thai tiếp theo cần thăm khám và có sự tư vấn bởi bác sĩ để có một thai kỳ an toàn. 

Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc tự hào có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp y tế tiên tiến, giúp chị em có phác đồ phù hợp để trải qua thai kỳ khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản An Phúc, quý khách vui lòng gọi Hotline: 098 512 45 08 hoặc truy cập website để đặt lịch trực tiếp.


Có thể bạn quan tâm
Thiếu ối: Cách chăm sóc mẹ bầu và phòng ngừa

Thiếu ối là một vấn đề quan trọng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng...

Cách khắc phục chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, gây ra cơn đau...

Ngày dự kiến sinh là gì? các tính như thế nào?

Ngày dự kiến sinh là mốc quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ bầu chuẩn...